Mục Lục

Bạn đang nghĩ đến việc mở phòng khám nha khoa của riêng mình? Nhưng bạn chưa có kinh nghiệm, bạn không biết bắt đầu từ đâu? Dựa trên kinh nghiệm làm trong lĩnh vực nha khoa, hãy cùng Radon Việt Nam xem qua những điều cần lưu ý khi mở nha khoa nhé!

1. Mở phòng khám nha khoa – điều kiện và tiêu chuẩn

Để mở phòng khám nha khoa, bạn phải đáp ứng được tất cả yêu cầu cơ bản. Khi mở phòng khám, bạn phải tuân thủ theo luật pháp và quy định được nhà nước đề ra. Nhằm bảo đảm an toàn, uy tín và chất lượng trong quá trình hoạt động. Bạn sẽ cần phải có giấy phép, thực hiện đầy đủ thủ tục và đáp ứng điều kiện để có thể mở phòng khám.

1.1. Giấy phép và điều kiện mở phòng khám nha khoa

Theo quy định của pháp luật, cơ sở khám và chữa bệnh cần có giấy phép hoạt động phòng khám phải đáp ứng đầy đủ. các điều kiện theo quy định bao gồm điều kiện về tư cách chủ thể; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện về nhân sự.

  • Điều kiện đầu tiên là điều kiện chủ thể, bạn phải làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá nhân hoặc công ty của ngành khám, chữa bệnh
  • Tiếp theo, là điều kiện về vật chất và thiết bị. Bạn phải đảm bảo phòng khám tách biệt, có buồng khám riêng, đảm bảo khử trùng và có đầy đủ thiết bị dụng cụ y tế chuyên khoa
  • Cuối cùng là điều kiện về nhân sự. Bạn phải đảm bảo bác sĩ có chứng chỉ hành nghề rõ ràng và nhân viên khác phải có chứng chỉ chuyên môn.
Phòng khám nha khoa phải đáp ứng đủ điều kiện. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng khám nha khoa phải đáp ứng đủ điều kiện. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1.2. Thủ tục mở phòng khám nha khoa

Sau đó, bạn cần tiến hành nộp thủ tục mở phòng khám theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông báo sửa đổi, bổ sung trong vòng 3 tháng hoặc hẹn trả kết quả. Và sẽ có chuyên viên đến cơ sở của bạn để kiểm tra thực tế.
  • Bước 3: Nhận giấy phép hoạt động sau 45 ngày.
Trình tự và thủ tục nộp hồ sơ mở phòng khám nha khoa. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trình tự và thủ tục nộp hồ sơ mở phòng khám nha khoa. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

 

>> Xem thêm: Hướng dẫn bài trí nội thất phòng khám nha khoa đẹp, ấn tượng

2. Điều cần lưu ý trước khi mở phòng khám nha khoa

2.1. Xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp

Điều cần làm đầu tiên chính là xây dựng quy trình làm việc chuẩn chỉ. Trong mỗi phòng khám sẽ có các chức vụ khác nhau. Và, mỗi chức vụ sẽ làm nhiệm vụ riêng và họ phải đảm bảo rằng công việc của mình diễn ra trơn tru và hiệu quả. Quy trình làm việc rõ ràng thì công việc mới có thể giải quyết thuận lợi. Và, trong phòng khám, việc thăm khám thuận lợi sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và đánh giá tích cực. Ngoài ra, quy trình làm việc cũng sẽ là một nét văn hóa riêng của chính phòng khám nha khoa. Thể hiện sự chuyên nghiệp, gọn gàng và tạo ấn tượng mạnh dành cho khách hàng.

Tối ưu quy trình tiếp đón khách hàng của phòng khám nha khoa. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tối ưu quy trình tiếp đón khách hàng của phòng khám nha khoa. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2. Các khoản phí mở phòng khám và dự trù

Trước khi kinh doanh, ai cũng vậy, đều phải chuẩn bị và lên kế hoạch kiểm soát chi phí. Và, mở phòng khám nha khoa cũng không ngoại lệ. Bạn cần lên chi tiết kế hạch chi tiêu và lo liệu sẵn các chi phí. Để phòng khám được xây dựng và có thể đi vào hoạt động một cách ổn định. Ngoài ra, bạn phải tính toán tài chính cấn thận giúp chi tiêu của phòng khám trong một tháng trở nên hợp lý hơn.

2.3. Đội ngũ nhân sự chuyên môn

Phòng khám nào cũng vậy, nhân sự là yếu tố then chốt giúp cơ sở nha khoa trở nên thành công hơn. Đòi hỏi nhân sự trong phòng đều phải có chuyên môn nghề nghiệp và thực hiện hiệu quả công việc chi tiết đã được phân bổ. Và, đội ngũ nhân sự phải luôn được đào tạo bài bản, nâng cấp lên những phiên bản tốt nhất. Để đảm bảo phòng khám vận hành trơn tru và duy trì doanh thu mỗi tháng.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp góp phần thành công của phòng khám. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp góp phần thành công của phòng khám. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.4. Chăm sóc khách hàng là việc cần làm ngay

Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng trong mọi loại hình kinh doanh. Khách hàng có hài lòng hay không sẽ quyết định nên sự thành bại của một phòng khám nha khoa. Bạn sẽ cần lên kế hoạch chăm sóc khách hàng của phòng khám thật hiệu quả. Bao gồm về việc xin thông tin khách hàng, tình trạng bệnh lý và kịch bản tư vấn chuyên nghiệp. Đội ngũ tư vấn viên cũng cần được đào tạo bài bản, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi thăm khám. Và, họ chính là người đem lại cho phòng khám một số lượng lớn khách hàng.

Chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.5. Thiết bị y tế theo tiêu chuẩn

Một phòng khám phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị y tế cơ bản. Để hỗ trợ và thực hiện các ca bệnh thăm khám, thậm chí là các ca phẫu thuật phức tạp. Các thiết bị này cũng cần có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, rõ ràng. Góp phần khiến khách hàng luôn tin tưởng, cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, hệ thống vô trùng của phòng khám cần được nâng cấp thường xuyên và bảo đảm được các tiêu chí nghiêm ngặt được đặt ra.

2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu là việc cần thiết mà phòng khám nào cũng nên làm. Một thương hiệu thành công sẽ được lan truyền và phổ biến rộng rãi hơn. Điều đó sẽ giúp phòng khám thu hút được một lượng lớn khách hàng, tăng doanh thu. Nhưng, xây dựng và phát triển một thương hiệu là quá trình lâu dài, không thể vội vàng. Trước khi bước vào môi trường cạnh tranh thương hiệu, đầu tiên bạn cần một bộ nhận diện thương hiệu riêng. Bộ nhận diện sẽ bao gồm logo phòng khám, thiết kế, bài trí không gian của phòng khám nha khoa. Đặc biệt, phòng khám nha khoa phải chú trọng vào marketing để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.

Tập trung xây dựng thương hiệu để có nguồn khách hàng lớn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tập trung xây dựng thương hiệu để có nguồn khách hàng lớn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Những lầm tưởng liên quan đến việc mở và nâng cấp phòng khám nha khoa

Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh mắc phải những lầm tưởng sau đây:

3.1. Mở phòng khám nha khoa chỉ cần có vốn và chứng chỉ hành nghề

Đây là một lầm tưởng rất phổ biến của nhiều người khi mở phòng khám. Họ nghĩ rằng chỉ cần có đủ tiền đầu tư xây dựng, mua thiết bị, vật tư và có chứng chỉ hành nghề là có thể mở phòng khám. Tuy nhiên, suy nghĩ này là một quan niệm sai lầm. Bởi vì mở phòng khám không chỉ là một việc thăm khám – điều trị, mà còn là một công việc kinh doanh. Bạn cần có kinh nghiệm quản lý, kế toán, marketing, chăm sóc khách hàng,… Nhằm đảm bảo phòng khám nha khoa hoạt động hiệu quả và sinh lời.

3.2. Nâng cấp phòng khám nha khoa quá tốn kém và không phải lựa chọn thực tế

Nhiều người cho rằng việc nâng cấp phòng khám là một quyết định không phù hợp. Bởi, nó sẽ tốn nhiều chi phí và không mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đây cũng là một lầm tưởng sai lầm. Với việc nâng cấp, bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín và sự hài lòng của bệnh nhân. Đồng thời, nó cũng giúp bạn đáp ứng được nhu cầu và xu hướng của thị trạng và tăng vị thế cạnh tranh. Ngoài ra, việc nâng cấp không nhất thiết phải tốn quá nhiều chi phí nếu bạn có thể tận dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi,..

Với việc nâng cấp, bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín và sự hài lòng của bệnh nhân (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Với việc nâng cấp, bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín và sự hài lòng của bệnh nhân (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

3.3. Mở phòng khám nha khoa ở bất kì đâu cũng được

Việc lựa chọn vị trí cơ sở nha khoa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của phòng khám. Thế nhưng, vị trí phòng khám chính là một lầm tưởng khác mà đa số chủ đầu tư gặp phải. Họ nghĩ rằng chỉ cần có một không gian sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát là được. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu thị trường, nhu cầu, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được một địa điểm thuận lợi cho phòng khám. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị,…

3.4. Lầm tưởng về đội ngũ nhân sự

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần có bác sĩ giỏi là đủ để mở phòng khám nha khoa. Nhưng, thực tế thì đội ngũ nhân sự của phòng khám cần nhiều vị trí khác nhau, bao gồm điều dưỡng, lễ tân, kỹ thuật viên,… Để tối ưu hiệu quả hoạt động, bạn cần xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và thái độ phục vụ tốt. Bạn cũng nên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho nhân viên để nâng cao kỹ năng, tay nghề.

4. Cách tối ưu khi chuẩn bị mở phòng khám nha khoa

Để tránh những lầm tưởng trên, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mở phòng khám. Dưới đây là một số cách tối ưu khi chuẩn bị mở phòng khám mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết khi mở phòng khám nha khoa

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp bạn định hướng phát triển cho phòng khám. Một kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm các nội dung: mục tiêu kinh doanh; phân tích thị trường; chiến lược marketing; kế hoạch tài chính;…

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp bạn định hướng phát triển cho phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp bạn định hướng phát triển cho phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Tìm hiểu kỹ về thị trường

Trước khi mở phòng khám nha khoa, bạn cần tìm hiểu kỹ về thị trường nha khoa. Thị trường sẽ bao gồm nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển,… Điều này sẽ giúp bạn xác định được định hướng kinh doanh phù hợp.

4.3. Tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp

Địa điểm kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của phòng khám. Bạn nên lựa chọn địa điểm thuận tiện cho khách hàng, có mặt bằng rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, an toàn.

4.4. Chú trọng đến dịch vụ và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả

Chất lượng dịch vụ sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn nên lưu ý đến những yếu tố như thái độ phục vụ, kỹ thuật điều trị, vệ sinh phòng khám,… Đồng thời, bạn cũng nên tập trung thực hiện các chiến lược marketing. Bởi vì đây là công cụ hữu hiệu giúp bạn quảng bá phòng khám hiệu quả. Do đó, bạn cần xây dựng kế hoạch marketing phù hợp với mục tiêu và phân khúc khách hàng.

Marketing công cụ hữu hiệu giúp bạn quảng bá phòng khám hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Marketing công cụ hữu hiệu giúp bạn quảng bá phòng khám hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.5. Đầu tư đúng mức

Việc đầu tư sẽ quyết định sự thành công của phòng khám. Bạn cần đầu tư đúng mức vào các yếu tố như thiết bị, đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất,… Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của phòng khám.

4.6. Tuân thủ quy định pháp lý khi mở phòng khám nha khoa

Tuân thủ quy định pháp lý là điều bắt buộc khi mở phòng khám. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và xin cấp phép hoạt động từ Sở Y tế.

4.7. Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng để nâng cấp phòng khám nha khoa

Ngành nha khoa đang phát triển nhanh chóng, vì vậy bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng. Việc này sẽ giúp phòng khám đảm bảo chất lượng dịch vụ. Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên ngành và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Địa chỉ thiết kế thi công và cung cấp thiết bị nha khoa uy tín

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi mở phòng khám nha khoa. Để chuẩn bị mở phòng khám nha khoa, hãy tự tìm hiểu kỹ và tham khảo kinh nghiệm từ các đơn vị đi trước. Radon Việt Nam tự hào là đơn vị thiết kế thi công hàng đầu và cung cấp thiết bị trong lĩnh vực nha khoa. Radon Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ các phòng khám nha khoa chuẩn bị khai trương.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa tổng thể, bao gồm: thiết kế thi công; thiết bị nha khoa; sản xuất nội thất; thiết kế website – bộ nhận diện thương hiệu; giải pháp marketing; đào tạo nha khoa.

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ:

CS1: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

CS2: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

phone