Mục Lục
- 1. Khái niệm về tẩy trắng răng
- 2. Các trường hợp nào không nên sử dụng biện pháp tẩy trắng răng?
- 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị đổi màu
- 4. Tẩy trắng răng có hại không? Có đau không?
- 5. Các cách tẩy trắng răng hiện nay
- 6. Quy trình tẩy trắng răng tại các phòng khám nha khoa
- 7. Một số lưu ý sau khi thực hiện tẩy răng
- 8. Kết luận
Tẩy trắng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ đơn giản và tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích như hàm răng sẽ trắng sáng, chắc khỏe, loại bỏ mảng bám và giúp bạn tự tin hơn. Hơn nữa, tẩy răng đã được nghiên cứu an toàn 100% đối với sức khỏe cũng như không gây hại cho cấu trúc hay men răng. Sau đây, hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về quá trình tẩy răng và các thông tin bạn cần biết nhé!
1. Khái niệm về tẩy trắng răng
Đây là một giải pháp nha khoa dùng để thẩm mỹ, cải thiện màu của răng khiến hàm răng của bạn trở nên chắc khỏe, trắng sáng. Thông thường, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng nhằm làm đứt các phân tử màu có trong ngà răng. Nhờ vào phản ứng oxy hóa-khử mà các liên kết phân tử sẽ bị phá vỡ nhanh chóng. Ngoài ra, với biện pháp hiện đại hơn thì nha sĩ còn kết hợp thêm ánh sáng xanh để quá trình tẩy răng hiệu quả hơn.
2. Các trường hợp nào không nên sử dụng biện pháp tẩy trắng răng?
Trong quá trình tẩy răng, răng của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm. Do đó, bạn không nên thực hiện tẩy răng trong một số trường hợp như:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì thuốc tẩy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và trẻ em
- Những người đang mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,..
- Những người có tiền sử dị ứng với thuốc tẩy răng
- Trẻ em dưới 16 tuổi do thuốc tẩy có thể gây kích ứng tủy răng của thanh thiếu niên, khiến răng trở nên tê buốt
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị đổi màu
3.1. Nguyên nhân dẫn tới răng bị nhiễm màu tận sâu bên trong
Sau đây là những lý do khiến răng của bạn bị ố vàng tận phía sâu bên trong và bạn cần lưu ý:
- Sử dụng nhiều kháng sinh Tetracycline hoặc thuốc trị mụn Minocycline
- Có tiền sử xạ trị hay hóa trị ở các khu vực mặt, cổ và đầu
- Răng bị ố theo tuổi tác và bị mòn men răng
- Người tiêu thụ một hàm lượng lớn Fluoride
- Nghiến răng khi ngủ cũng khiến men răng của bạn bị mòn
- Răng gặp chấn thương làm men răng bị nứt và lộ ngà răng bị ố
- Do di truyền từ người thân trong gia đình
3.2. Nguyên nhân dẫn tới răng bị nhiễm màu ở bề mặt
Không giống như tình trạng răng bị đổi màu từ sâu bên trong, bề mặt răng bị đổi màu thường do thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng. Những lý do chính khiến bề mặt răng của bạn bị ố vàng đó là:
- Đánh răng sai cách, các mảng bám không được loại bỏ và không chăm sóc răng miệng thường xuyên
- Sử dụng nhiều các sản phẩm chứa nicotine như thuốc lá,..
- Nước súc miệng có hàm lượng Chlorhexidine cao
- Thường xuyên ăn các thực phẩm màu đậm
4. Tẩy trắng răng có hại không? Có đau không?
4.1. Tẩy trắng răng có ảnh hưởng không? Có nên tẩy trắng răng?
Phương pháp tẩy trắng có cho hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Khi tìm ra được nguyên nhân và tình trạng của răng nhiễm màu thì bạn sẽ lựa chọn được giải pháp phù hợp với hàm răng của mình. Bên cạnh đó, công nghệ thuốc tẩy trắng răng đã được nghiên cứu an toàn cho sức khỏe và không gây hại cho men răng. Vậy nên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng biện pháp này để cải thiện màu sắc răng.
4.2. Tẩy trắng răng có đau không?
Trên thực tế, việc tẩy răng chỉ được thực hiện ở phía trên bề mặt của răng. Do vậy, các phương pháp đều không gây đau. Đối với răng nhạy cảm thì có nhiều người sẽ cảm thấy ê buốt răng sau khi tẩy và triệu chứng này thường hết sau vài ngày. Hơn nữa, quá trình tẩy đều có sự giám sát của nha sĩ nên bạn sẽ không cảm thấy đau hay để lại biến chứng nghiêm trọng.
5. Các cách tẩy trắng răng hiện nay
5.1. Tẩy trắng răng ngay tại nhà
Bạn có thể áp dụng các cách tẩy răng tại nhà đơn giản thuận tiện và tiết kiệm thời gian sau đây:
5.1.1. Sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên
Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như muối, chanh,.. giúp kháng viêm kháng khuẩn và làm trắng răng. Tuy nhiên, cách này sẽ không đem lại hiệu quả cao và phải dùng lâu dài mới có kết quả.
5.1.2. Sử dụng miếng dán trắng răng
Miếng dán trắng răng có thiết kế trong suốt và là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn chỉ cần dùng liên tục trong vòng 15-20 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn. Nhưng, bạn nên cẩn trọng trước khi sử dụng vì một số miếng dán có nồng độ thuốc tẩy cao, vượt ngưỡng an toàn.
5.1.3. Sử dụng máng ngậm
Đây là dụng cụ giúp bạn giữ thuốc tẩy răng không bị tràn và ngăn nước bọt lọt vào. Bạn nên tới các cơ sở nha khoa để nha sĩ lấy dấu răng rồi tạo cho bạn một máng ngậm phù hợp với hàm răng. Chi phí của phương pháp này sẽ thấp hơn mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
5.1.4. Sử dụng bút tẩy trắng răng
Đây là sản phẩm nha khoa giúp bạn khắc phục tình trạng răng ố vàng với công dụng tiện lợi, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Nhưng, loại bút này khó thể chạm tới vùng răng khuất và không có hiệu quả với trường hợp nặng.
5.1.5.Sử dụng kem tẩy trắng răng
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại kem đánh răng tẩy trắng trên thị trường. Hiệu quả làm trắng của kem sẽ không phải là vĩnh viễn, bạn sẽ cần dùng thường xuyên để tình trạng răng ố vàng giảm dần.
5.2. Tẩy trắng răng tại nha khoa
Các cơ sở nha khoa đều cung cấp các dịch vụ làm trắng răng. Tại các phòng khám, dịch vụ tẩy răng bằng tia laser hiện đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Họ sẽ sử dụng bột tẩy trắng răng có nồng độ tẩy từ 35 đến 37% kết hợp cùng ánh sáng cường độ mạnh khiến thuốc ngấm sâu hơn. Trước khi tẩy, các dụng cụ bảo vệ miệng, nướu hay môi cho bệnh nhân sẽ được các nha sĩ thực hiện. Giải pháp này có thể giải quyết được cả trường hợp bị nhiễm màu nặng và đem lại cho bạn một hàm răng trắng đều, chắc khỏe.
6. Quy trình tẩy trắng răng tại các phòng khám nha khoa
Khi bạn đến các cơ sở nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành các bước theo quy trình như sau để thực hiện tẩy răng:
- Kiểm tra khái quát tình trạng răng miệng và lên kế hoạch điều trị phù hợp
- Vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng nếu cần thiết
- Sử dụng các dụng cụ banh miệng, hút nước bọt và dụng cụ bảo vệ môi, nướu tránh để thuốc tẩy tổn thương đến bạn
- Sử dụng thuốc tẩy trực tiếp lên bề mặt răng và điều chỉnh nồng độ
- Chiếu đèn laser lên răng với thời gian dao động từ 12-20 phút
- Kiểm tra, lau sạch thuốc và vệ sinh khoang miệng
Quá trình này có thể diễn ra 2-3 lần nếu màu răng của bạn chưa đạt được kết quả mong muốn.
7. Một số lưu ý sau khi thực hiện tẩy răng
Chắc hẳn sau khi tẩy răng, các bạn thường thắc mắc tẩy trắng răng kiêng gì và cách chăm sóc ra sao. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện tẩy trắng:
- Phương pháp tẩy trắng chỉ có tác dụng với răng thật
- Không sử dụng các loại thực phẩm sẫm màu và thuốc lá trong vòng 2 tuần, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên
- Đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại
- Súc miệng nước muối loãng hoặc nước súc miệng sau khi ăn để duy trì màu trắng cho răng
- Không sử dụng thức ăn quá lạnh hay quá nóng
- Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Uống đủ nước
- Kiểm tra và tái khám theo lịch của nha sĩ
8. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về tẩy trắng răng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nên tình trạng răng ố vàng. Cũng như trường hợp nào không nên thực hiện việc tẩy trắng và những lưu ý bạn cần biết.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radongroup.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội