Mục Lục
- 1. Niềng răng khớp cắn ngược – Khớp cắn ngược là gì?
- 2. Niềng răng khớp cắn ngược – Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược
- 3. Nguyên nhân của tình trạng khớp cắn ngược
- 4. Các giải pháp niềng răng khớp cắn ngược
- 5. Quá trình niềng răng khớp cắn ngược
- 6. Các câu hỏi thường gặp về niềng răng khớp cắn ngược
- 7. Một số lưu ý khi niềng răng khớp cắn ngược
- 8. Kết luận
Niềng răng khớp cắn ngược là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả lâu dài và khắc phục triệt để tình trạng khớp cắn ngược. Đây là một trong nhiều trường hợp sai lệch khớp cắn mà chúng ta thường gặp. Khớp cắn ngược (răng móm) có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cũng như gây mất thẩm mỹ hàm răng. Tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh các hậu quả khôn lường. Vậy thì chúng ta cần và lưu ý điều gì khi mắc phải tình trạng khớp cắn ngược? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu các thông tin chi tiết về phương pháp chỉnh nha này nhé!
1. Niềng răng khớp cắn ngược – Khớp cắn ngược là gì?
1.1. Khái niệm
Khớp cắn ngược là khi xương hàm dưới phát triển quá mức và lệch so với xương hàm trên. Từ đó, xương hàm dưới có xu hướng đưa ra ngoài và xương hàm trên lại bị thụt vào. Điều đó sẽ khiến khuôn mặt bị mất cân đối, tác động xấu tới phát âm, chức năng ăn nhai và giảm thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, tình trạng này còn có tên gọi khác là răng móm.
1.2. Các trường hợp khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược thường có hai dạng chính bao gồm khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương.
- Khớp cắn ngược do răng
Đây là trường hợp răng ở dưới phát triển sớm hơn hoặc mọc lệch và bọc xung quanh răng hàm trên khi xương hàm đã ổn định.
- Khớp cắn ngược do xương
Đây là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá sớm hoặc xương hàm trên phát triển kém hơn so với hàm dưới. Dị tật khe hở vòm miệng cũng là nguyên nhân dẫn tới khớp cắn ngược do xương.
1.3. Dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược
Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để phát hiện tình trạng khớp cắn ngược và các mức độ bệnh lý:
- Hàm trên và hàm dưới mất sự cân xứng: hàm dưới bao quanh hàm trên
- Răng hàm trên và dưới tiếp xúc không khít, vòm trên bị nhỏ hơn so với hàm dưới
- Răng cửa và răng nanh có tiếp xúc nhưng khoảng cách của hai răng sẽ càng xa nếu khớp cắn ngược trở nên nghiêm trọng
- Cằm có thể bị nhô ra và khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, không cân đối
2. Niềng răng khớp cắn ngược – Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược
2.1. Phát âm không chuẩn và khó nghe
Răng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát âm và giọng nói. Do đó, người mắc khớp cắn ngược sẽ không thể phát âm chuẩn khi răng không khít và giọng nói cũng khó nghe hơn.
2.2. Giảm khả năng ăn nhai
Khớp cắn ngược khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc cắn thức ăn và gây ra mỏi hàm nếu phải nhai lâu và ăn không được thoải mái. Hơn nữa, thức ăn không được nghiền kỹ có thể dẫn tới tình trạng đau dạ dày và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
2.3. Mất thẩm mỹ
Khớp cắn ngược khi tiến triển nặng sẽ làm khuôn mặt không còn cân đối, biến dạng. Ngoài mất thẩm mỹ, khớp cắn ngược còn khiến da của bạn lão hóa nhanh hơn.
2.4. Dễ mắc các bệnh lý nha khoa
Đối với khớp cắn ngược, việc chăm sóc và vệ sinh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Vì bạn sẽ không thể sử dụng bàn chải với vị trí răng bị khuất. Khi bạn không loại bỏ được các mảng bám thì vi khuẩn sẽ phát triển và kéo theo những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân của tình trạng khớp cắn ngược
3.1. Nguyên nhân di truyền
Khớp cắn ngược có thể di truyền từ đời ông bà, bố mẹ tới đời con cháu. Điều này đã được các chuyên gia xác nhận và khuyến khích các gia đình nên có biện pháp khắc phục sớm tình trạng khớp cắn ngược ngay từ nhỏ.
3.2. Nguyên nhân thói quen
Các thói quen đẩy lưỡi, mút tay,..của trẻ nhỏ chính là những thói quen khiến răng bị khớp cắn ngược. Vì đây là thời gian hàm đang phát triển nên các thói quen này vô hình làm răng bị đẩy ra và răng bị mọc lệch.
3.3. Nguyên nhân mất răng
Trường hợp bị mất răng sẽ tạo nên một khoảng trống trên hàm. Sau một thời gian, các răng còn lại sẽ dần dịch chuyển về khoảng trống đó. Từ ấy, răng sẽ mọc lộn xộn và gây nên tình trạng khớp cắn ngược. Tình trạng này cũng xuất hiện nếu bạn bị tai nạn và răng bị mất.
>> Xem thêm: Radon Việt Nam – Cung ứng thiết bị vật tư nha khoa chính hãng
4. Các giải pháp niềng răng khớp cắn ngược
Hiện nay, phương pháp niềng răng khớp cắn ngược là giải pháp tối ưu cho tình trạng này. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 cách niềng răng phù hợp như:
- Niềng răng mắc cài kim loại
Cách này sẽ bao gồm mắc cài thường và mắc cài tự động. Một số ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại là chi phí thấp, lực ổn định và hiệu quả cao. Tuy nhiên, loại niềng này sẽ khiến hàm răng mất thẩm mỹ và dễ nhận thấy
- Niềng răng mắc cài sứ
Chi phí của mắc cài sứ sẽ cao hơn so với mắc cài kim loại vì loại niềng này mang lại thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra, mắc cài sứ sẽ được bo tròn để tránh tổn thương các vùng răng khác.
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là niềng răng hiện đại bậc nhất trên thị trường hiện nay. Invisalign có thể đảm bảo cho bạn độ thẩm mxy trong khí niềng và không hề gây khó chịu. Nhưng, chi phí của Invisalign lại cao gấp 2-3 lần so với các loại niềng khác.
5. Quá trình niềng răng khớp cắn ngược
Sau đây là quy trình tiêu chuẩn niềng răng khớp cắn ngược tại các cơ sở nha khoa:
- Bước 1: Nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quát và chỉ định bệnh nhân kiểm tra, chụp phim tình trạng răng hàm và ngoài mặt.
- Bước 2: Sau khi có kết quả chụp phim, nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược. Từ đó, họ sẽ tư vấn giải pháp điều trị.
- Bước 3: Dựa theo tình trạng thực tế và nguyện vọng của bệnh nhân, nha sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết để bệnh nhân có thể nắm rõ. Tiếp theo, bệnh nhân ký hợp đồng nha khoa sau khi đã lựa chọn được loại niềng phù hợp.
- Bước 4: Nha sĩ thực hiện vệ sinh răng miệng (lấy cao nếu có) của bệnh nhân.
- Bước 5: Nha sĩ bắt đầu gắn mắc cài lên răng. Thông thường, các cơ sở nha khoa sẽ cố định trước 1 hàm để bệnh nhân cũng như răng làm quen với mắc cài. Mắc cài của hàm còn lại sẽ được gắn sau 1-2 tuần. Điều này giúp bệnh nhân giảm đau đớn và có thời gian làm quen với niềng răng.
- Bước 6: Tái khám định kỳ theo chỉ định của nha sĩ. Nhằm theo dõi tình trạng răng miệng của bệnh nhân khi niềng.
6. Các câu hỏi thường gặp về niềng răng khớp cắn ngược
6.1. Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu thì đạt hiệu quả?
Mất bao nhiêu thời gian để niềng răng đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như loại mắc cài của mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, điều này còn dựa trên cách bệnh nhân chăm sóc và trình độ của nha sĩ thực hiện niềng răng. Quá trình niềng răng thường diễn ra trong vòng 2 năm đối với trường hợp nặng và 1.5 năm với trường hợp nhẹ.
6.2. Niềng răng khớp cắn ngược bao nhiêu tiền?
Giá niềng răng khớp cắn ngược sẽ phụ thuộc vào loại niềng, chuyên môn nha sĩ và điều kiện công nghệ, vật chất của nha khoa. Đối với phương pháp mắc cài truyền thống, mức giá có thể dao động từ 40-65 triệu. Còn loại niềng Invisalign thường có chi phí từ 55-145 triệu. Trước khi niềng, bạn nên tìm hiểu kỹ càng cũng như lựa chọn loại niềng phù hợp với tình trạng và kinh tế của bản thân.
7. Một số lưu ý khi niềng răng khớp cắn ngược
Khi niềng răng khớp cắn ngược, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:
- Chải răng thường xuyên, đúng cách và theo hướng dẫn của nha sĩ
- Sử dụng bàn chải lông mềm cũng như kem đánh răng chuyên dụng
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng nhằm gia tăng hiệu quả niềng răng
- Chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung vitamin và hạn chế thực phẩm có hại cho răng
- Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ
8. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về niềng răng khớp cắn ngược mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp niềng răng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều liên quan tới việc chăm sóc sau niềng.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radongroup.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội