Thương hiệu cho phòng khám nha khoa đóng vai trò là một chiến lược tiếp thị quan trọng trong quá trình phát triển phòng khám. Nếu không có thương hiệu thì những nỗ lực tiếp thị khác đều trở nên vô ích. Hiểu được giá trị của thương hiệu, Radon Việt Nam đã tổng hợp lại những thông tin về thương hiệu. Nhằm giúp chủ đầu tư quyết định xem có nên thay đổi thương hiệu cho cơ sở nha khoa của mình không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về thay đổi thay đổi thương hiệu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa là gì?

Thay đổi thương hiệu là hoạt động liên quan tới việc suy xét lại mọi khía cạnh giới thiệu phòng khám với mọi người. Thông thường, thương hiệu hoàn chỉnh của phòng khám bao gồm: logo, cách phối màu chủ đạo, bảng hiệu kinh doanh, bìa thư, danh thiếp hoặc có thể bao gồm cả tên phòng khám mới. Kỹ thuật số thương hiệu cũng nằm trong số đó. Có thể hiểu rằng chủ đầu tư sẽ cần website mới, ảnh hồ sơ mới, thiết kế mới, hồ sơ của phòng khám,..

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi gặp không ít trường hợp các chủ đầu tư muốn thay đổi tên và thương hiệu của họ. Thay đổi thương hiệu là một nhiệm vụ quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng tiềm năng cho phòng khám.

Thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa
Thay đổi thương hiệu là một nhiệm vụ quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

2. 8 lý do bạn nên đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa

Dưới đây sẽ là 8 lý do bạn nên đổi thương hiệu cho phòng khám của mình:

2.1. Quy mô phòng khám đã mở rộng

Khi mới mở phòng khám, chủ đầu tư có thể chỉ sử dụng 2-3 ghế nha khoa. Nhưng, sau một thời gian hoạt động, phòng khám đã phát triển hơn. Điều này đòi hỏi phòng khám nên cung cấp thêm nhiều dịch vụ hơn so với ban đầu.

Từ đó, chủ đầu tư không muốn thương hiệu cũ sẽ giới hạn phạm vi dịch vụ mà phòng khám đang cung cấp. Điều này có thể áp dụng cho cả việc phòng khám của bạn mở rộng ra ngoài phạm vi địa lý. Ví dụ, thương hiệu cũ của bạn chỉ dành cho 1 thành phố nhưng nay bạn đã mở thêm chi nhánh ở thành phố lân cận. Lúc ấy, bạn nên xem xét việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ thương hiệu.

Thương hiệu cho phòng khám nha khoa
Khi quy mô phòng khám mở rộng đòi hỏi nha khoa cung cấp thêm nhiều dịch vụ (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

2.2. Mua lại hoặc sáp nhập

Việc thay đổi thương hiệu là điều bắt buộc cần làm khi bạn đã mua lại hoặc sáp nhập một phòng khám khác. Bạn có thể lựa chọn thương hiệu của riêng mình và thông báo cho tất cả khách hàng thân thiết của hai phòng khám về sự thay đổi này.

2.3. Các vấn đề về pháp lý 

Thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa và biến thương hiệu đó thành của riêng mình sẽ khiến bạn tránh khỏi các vấn đề pháp lý. Hiện nay, thực trạng thương hiệu, logo hay khẩu hiệu trùng nhau là điều mà bất kỳ phòng khám nào cũng gặp phải. Bạn vẫn có thể bị đưa ra tòa hoặc trả phí pháp lý nếu phòng khám khác đã đăng ký sử dụng nhãn hiệu trước.

2.4. Hình ảnh thương hiệu lỗi thời

Cuộc sống càng hiện đại thì thị trường phòng khám nha khoa sẽ càng đổi mới. Việc giữ nguyên một hình ảnh thương hiệu trong thời gian dài sẽ khiến phòng khám của bạn thụt lùi so với đối thủ. Do đó, bạn cần thay đổi để thu hút khách hàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

Thương hiệu cho phòng khám nha khoa
Hình ảnh thương hiệu trong thời gian dài sẽ khiến phòng khám lỗi thời (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

2.5. Ảnh hưởng tiêu cực

Một khi danh tiếng của phòng khám nha khoa không tốt thì bạn nên thay đổi ít nhiều thương hiệu của nha khoa. Tuy thương hiệu của bạn có thể không liên quan gì nhưng những cảm xúc tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng của phòng khám. Không cần thực hiện quá nhiều, bạn chỉ cần công bố một logo và website mới để tránh khỏi sự tiêu cực từ dư luận. 

2.6. Cần tạo nên sự khác biệt thương hiệu cho phòng khám nha khoa

Việc thay đổi thương hiệu cho phòng khám sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng tiềm năng. Nhằm khiến họ hiểu được lý do khiến họ chọn tin tưởng phòng khám của bạn. Hãy tạo nên thương hiệu khác biệt mà chỉ phòng khám của bạn mới có!

2.7. Mất liên quan

Một thương hiệu thành công là một thương hiệu hướng tới chính đối tượng mục tiêu của nó. Nếu thương hiệu của bạn không thể gây tiếng vang tới khách hàng mà bạn muốn hướng đến thì có lẽ bạn nên thay đổi thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng độ nhận diện cho phòng khám.

2.8. Đổi mới để thu hút khách hàng mới

Không lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới là vấn đề phổ biến mà các phòng khám thường gặp phải. Do đó, để khắc phục tình trạng này, việc đổi mới thương hiệu có thể giúp khách hàng cũ giới thiệu phòng khám với những người quen của họ. Đồng thời, sự thay đổi này cũng sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho phòng khám thông qua sự sáng tạo.

Thương hiệu cho phòng khám nha khoa
Sự thay đổi thương hiệu sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho phòng khám (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

3. Chi phí thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa

Đây chắc hẳn là câu hỏi chủ đầu tư nào cũng muốn tìm hiểu trước khi thay đổi thương hiệu. Chi phí của việc này còn phụ thuộc vào mỗi quy mô của mỗi phòng khám. Ví dụ, chi phí khi đổi thương hiệu cho phòng khám có nhiều chi nhánh sẽ tốn kém hơn so với nha khoa có một chi nhánh duy nhất. 

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi có thể hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa:

  • Đề xuất kế hoạch thay đổi thương hiệu mới
  • Tạo logo mới, màu sắc và tư vấn phong cách phù hợp
  • Đề xuất tên miền cho website phòng khám
  • Tạo website mới hoặc cập nhật trên website hiện có để phù hợp với thương hiệu mới
  • Sử dụng chiến lược email marketing
  • Cập nhật các tài nguyên online như Facebook, Google,…
Chi phí sẽ phụ thuộc vào mỗi quy mô của mỗi phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chi phí sẽ phụ thuộc vào mỗi quy mô của mỗi phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Những sai lầm cần tránh khi thay đổi thương hiệu

Việc thay đổi thương hiệu cho phòng khám có thể xuất hiện nhiều rủi ro. Do đó, chủ đầu tư nên cẩn trọng và tránh khỏi những sai lầm. Sau đây là những sai lầm phổ biến mà phòng khám có thể mắc phải:

4.1. Thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa mà không có lý do

Việc thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa sẽ bao gồm cả việc đổi tên. Vì vậy, bạn chỉ nên thay đổi thương hiệu khi thực sự cần thiết. Trong trường hợp, phòng khám gặp phải ảnh hưởng tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát thì bạn có thể thay đổi tên nha khoa. Thông thường, các phòng khám sẽ giữ nguyên tên và thực hiện thay đổi màu sắc hay nhãn hiệu.

4.2. Không có kế hoạch hay thời gian cụ thể

Xây dựng lại thương hiệu là một quá trình lâu dài và khó có thể dự đoán việc thay đổi này sẽ mất bao lâu. Qua đó, chúng ta có thể thấy việc lập kế hoạch và xác định thời gian cụ thể cho từng đầu việc là điều cần thiết. 

Sai lầm khi thay đổi thương hiệu: không có kế hoạch và thời gian cụ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Sai lầm khi thay đổi thương hiệu: không có kế hoạch và thời gian cụ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Loại bỏ sự đơn giản để có thương hiệu thú vị hơn

Một thương hiệu thành công là thương hiệu truyền tải tốt những thông tin và giá trị của phòng khám một cách rõ ràng. Ngược lại, thương hiệu nha khoa đôi khi sẽ thất bại nếu bạn loại bỏ qua sự đơn giản. Do đó, bạn nên xây dựng một thương hiệu ‘sạch’ và đơn giản nhất có thể.

4.4. Không xác định được phong cách thương hiệu cho phòng khám nha khoa

Tính nhất quán là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Bạn cần sử dụng màu sắc, kiểu chữ, bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế – thi công phòng khám nha khoa và bài đăng trên website hay mạng xã hội theo phong cách nhất định. Nếu không có phong cách thương hiệu, khách hàng sẽ không thể nhận ra thương hiệu của bạn.

Chủ đầu tư không xác định được phong cách thương hiệu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chủ đầu tư không xác định được phong cách thương hiệu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Các phương pháp thay đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa

Để giúp bạn xây dựng thương hiệu nha khoa thành công, dưới đây là những phương pháp hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng dịch vụ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 
  • Hiểu được những công việc mà xây dựng lại thương hiệu cần làm
  • Suy nghĩ về ý tưởng và tầm nhìn của phòng khám
  • Kết hợp cùng với đội ngũ nhân viên
  • Nói chuyện với mọi người về kế hoạch xây dựng thương hiệu
  • Xem xét sự cạnh tranh của phòng khám
  • Xem xét về phong cách mà bạn mong muốn
  • Xem xét về màu sắc chủ đạo cho phòng khám
  • Xác định lại khách hàng mục tiêu của phòng khám
  • Giao tiếp nhất quán và rõ ràng
  • Kể một câu chuyện riêng về phòng khám của bạn
  • Lập kế hoạch truyền thông và các kênh tiếp xúc với khách hàng
  • Lên kế hoạch về tiến độ, thời gian cụ thể của việc xây dựng lại thương hiệu
Chủ phòng khám có thể sử dụng dịch vụ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chủ phòng khám có thể sử dụng dịch vụ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về 8 lý do bạn nên đổi thương hiệu cho phòng khám nha khoa mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu phòng khám. Ngoài ra, bạn cũng có thể tránh khỏi những sai lầm và áp dụng được phương pháp thay đổi thương hiệu tốt nhất.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

phone