Mở phòng khám nha khoa cần đáp ứng được các điều kiện và quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, các nha sĩ cũng phải có chứng chỉ chuyên môn về răng hàm mặt thì mới có thể mở phòng khám. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng nắm rõ về quy định pháp luật và thủ tục mở nha khoa. Nếu không thực hiện đúng theo luật thì việc kinh doanh phòng khám sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy thì điều kiện để mở phòng khám là gì? Y bác sĩ nha khoa có được mở phòng khám không? Để giải đáp câu hỏi trên, Radon Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan tới thi công mở mới phòng khám trong bài viết dưới đây.

1. Y sĩ răng hàm mặt có được mở phòng khám nha khoa không? 

Theo quy định của pháp luật, y sĩ nha khoa không được mở phòng khám. Dựa theo điều 4 và điều 6, chương II thông tư Số: 35/2019/TT-BYT quy định phạm vi chuyên môn đối với người hành nghề khám chữa bệnh, để mở phòng khám thì bác sĩ bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà nha khoa đăng ký. Có nghĩa là nha sĩ muốn mở nha khoa thì phải hoàn thành chương trình đào tạo, có bằng cấp tương đương với trình độ và chuyên môn về răng hàm mặt. Đối với các trường hợp có chứng chỉ hành nghề nhưng không có chuyên môn thì họ không thể mở cơ sở nha khoa. 

1.1. Điều kiện để y sĩ nha khoa được cấp chứng chỉ hành nghề

Các y sĩ muốn có chứng chỉ hành nghề nha khoa cần sở hữu bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Căn cứ vào luật khám chữa bệnh 2009; Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Nghị định 109/2016/NĐ-CP, các điều kiện cụ thể cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa như sau:

  • Phòng khám phải có một cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật; người chịu trách nhiệm phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt
  • Đối với bác sĩ đa khoa, họ bắt buộc phải có chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt
  • Thời gian khám chữa bệnh ít nhất 36 tháng sau khi có chứng chỉ hành nghề hoặc có ít nhất 54 tháng khám – chữa bệnh sau khi có bằng tốt nghiệp
  • Sở hữu chứng chỉ hành nghề của bác sĩ và có phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt; chứng chỉ phải còn hiệu lực
Nha sĩ cần có chứng chỉ hành nghề và đảm bảo chuyên môn để mở phòng khám nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nha sĩ cần có chứng chỉ hành nghề và đảm bảo chuyên môn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1.2. Các chuyên môn có trong chứng chỉ hành nghề

Không chỉ người chịu trách nghiệm chuyên môn cần có chứng chỉ hành nghề mà các cá nhân khác làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện khám chữa bệnh thì họ cũng cần có chứng chỉ hành nghề trong phạm vi chuyên môn như:

  • Nắn sai khớp hàm
  • Điều trị laser bề mặt
  • Chữa các bệnh viêm quanh răng
  • Tiêm, lấy cao răng, nhổ răng, rạch áp xe
  • Làm răng và hàm giả
  • Điều trị nội nha
  • Cấy ghép Implant
  • Tiểu phẫu răng miệng
  • Các kỹ thuật chuyên môn do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt dựa trên khả năng thực tế của bác sĩ và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của phòng khám
Các chuyên môn chính có trong chứng chỉ hành nghề (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các chuyên môn chính có trong chứng chỉ hành nghề (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Điều kiện mở phòng khám nha khoa có những gì?

Mở nha khoa cần những gì là câu hỏi mà bất kỳ chủ đầu tư nào cũng thắc mắc. Sau đây là những điều kiện cơ bản để mở phòng khám mà chủ đầu tư cần lưu ý.

2.1. Điều kiện chủ thể mở phòng khám nha khoa

Hiện nay, chủ thể có thể hoạt động kinh doanh phòng khám về mặt hình thức bao gồm hộ cá thể và công ty. Chủ đầu tư cần dựa vào quy mô hoạt động của phòng khám để lựa chọn chính xác chủ thể.

  • Quy mô vừa và nhỏ: 

Đối với quy mô này, chủ đầu tư nên lựa chọn tư cách hộ cá thể. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các điều kiện và thủ tục mở phòng khám. Nhằm tiết kiệm được chi phí từ một số loại thuế và tối ưu ngân sách.

  • Quy mô lớn (có nhiều chi nhánh):

Chủ đầu tư lúc này nên lựa chọn tư cách chủ thể là công ty. Bạn có thể đăng ký ngành nghề liên quan tới khám chữa bệnh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Việc đăng ký tư cách chủ thể công ty sẽ giúp phòng khám xây dựng được thương hiệu uy tín; mở rộng mối quan hệ hợp tác và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng.

2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của phòng khám

  • Địa điểm phòng khám cần tách biệt hoàn toàn với hộ gia đình. Phòng khám phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mọi tài sản liên quan đến đất đai. Trong trường hợp thuê địa điểm, chủ phòng khám phải giấy tờ chứng minh như hợp đồng cho thuê với chủ sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Phòng khám và chữa bệnh (phòng thủ thuật) phải có diện tích tối thiểu 10
  • Phòng khám có hơn 1 ghế điều trị thì mỗi ghế nha khoa cần đạt tối thiểu 5m²
  • Đảm bảo mọi quy định về an toàn bức xạ của pháp luật khi sử dụng thiết bị bức xạ
  • Đối với cấy ghép implant, chủ sở hữu cần chứng minh diện tích khu vực và dụng cụ kỹ thuật đảm bảo để thực hiện kỹ thuật này
  • Vệ sinh và vô trùng cần tuân theo đúng quy định của luật nha khoa. Phòng khám có thể sử dụng khu vực riêng hoặc thuê bên thứ ba để thực hiện khử trùng.
Phòng khám cần đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản để mở phòng khám nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng khám cần đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.3. Điều kiện về thiết bị nha khoa

  • Dụng cụ, thiết bị nha khoa cần đảm bảo đầy đủ tương ứng với phạm vi chuyên môn mà phòng khám đã đăng ký
  • Trang bị thuốc cấp cứu chuyên khoa và thuốc chống sốc
  • Bắt buộc phải có khu vực xử lý nước thải đạt chuẩn và thùng rác y tế

2.4. Điều kiện về nhân sự trước khi mở phòng khám nha khoa

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt (Bác sĩ đa khoa mở phòng khám cần có thêm chứng chỉ về nha khoa)
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn cần phải có 36 tháng kinh nghiệm sau khi có chứng chỉ hành nghề và 54 tháng kinh nghiệm sau khi có bằng tốt nghiệp
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên một phòng khám duy nhất
  • Mọi cá nhân trong cơ sở nha khoa phải đảm bảo chứng chỉ về chuyên môn và phạm vi hành nghề
Mọi cá nhân trong cơ sở nha khoa phải đảm bảo chứng chỉ về chuyên môn và phạm vi hành nghề (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mọi cá nhân trong cơ sở nha khoa phải đảm bảo chứng chỉ về chuyên môn và phạm vi hành nghề (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Các thủ tục mở phòng khám nha khoa cơ bản

3.1. Hồ sơ cấp phép mở phòng khám nha khoa

Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp giấy pháp hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì các chủ đầu tư cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • 02 đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám Răng – Hàm – Mặt theo mẫu có sẵn PHỤ LỤC 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BYT
  • 02 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • 02 bản sao Chứng chỉ hành nghề của những người phụ trách chuyên môn 
  • 02 Danh sách đăng ký những người hành nghề có ký, đóng dấu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • 02 bản sao Hợp đồng lao động của những cá nhân làm việc trong phòng khám
  • 02 bản sao Hợp đồng thuê hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • 02 Bảng kê khai tài sản, cơ sở vật chất và thiết bị có chữ ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • 02 Phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • 02 Danh mục các chuyên môn của phòng khám đề xuất trên các danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành
  • Một số giấy tờ liên quan như hợp đồng thu gom rác thải; hóa đơn đóng tiền thực hành; quyết định phân công người hướng dẫn thực hành;…

3.2. Thủ tục mở phòng khám nha khoa cơ bản

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để mở phòng khám nha khoa, chủ đầu tư cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Nộp hồ tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Bước 2: Sở Y tế xét duyệt hồ sơ và cử đoàn thanh tra kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của phòng khám
  • Bước 3: Sở Y tế sẽ cấp Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa sau 45 ngày làm việc kể từ khi chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ xin cấp phép hợp lệ
Phòng khám cần chuẩn bị hồ sợ và thực hiện đúng thủ tục theo pháp luật hiện hành (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng khám cần chuẩn bị hồ sợ và thực hiện đúng thủ tục theo pháp luật hiện hành (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Chi phí cần chuẩn bị để mở phòng khám nha khoa

Trước khi mở phòng khám nha khoa, chủ đầu tư cần dự trù cần chuẩn bị một số loại chi phí cần thiết như:

  • Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất bao gồm chi phí máy móc, thiết bị cơ bản; chi phí vật liệu nha khoa
  • Chi phí tiền lương cho các vị trí trong phòng khám tùy theo năng lực và kinh nghiệm mỗi người
  • Chi phí về địa điểm, mặt bằng tùy thuộc vào quy mô phòng khám hoặc địa điểm 
  • Chi phí về marketing để truyền thông, xây dựng thương hiệu nha khoa và thu hút khách hàng tiềm năng
  • Chi phí thiết kế – thi công đối với phòng khám nha khoa mới mở
  • Chi phí khác như chi phí điện nước; chi phí đào tạo; chi phí đồng phục;…
Chủ đầu tư cần dự trù cần chuẩn bị một số loại chi phí cần thiết để mở phòng khám nha khoa (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Chủ đầu tư cần dự trù cần chuẩn bị một số loại chi phí cần thiết (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

5. Tại sao nên lựa chọn Radon Việt Nam – Phương pháp tối ưu cho phòng khám nha khoa mới mở?

5.1. Radon Việt Nam – Đơn vị hàng đầu cung ứng giải pháp nha khoa toàn diện

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nha khoa, Radon Việt Nam hiện đang là đơn vị hàng đầu trong cung ứng giải pháp nha khoa toàn diện. Là đối tác của 2000 phòng khám trên toàn quốc, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi. Không chỉ hỗ trợ chủ đầu tư về thi công phòng khám, Radon Việt Nam còn tư vấn và hỗ trợ về giấy tờ cấp phép hoạt động nha khoa theo đúng quy định của luật pháp hiện hành.

5.2. Dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi mang tới cho quý khách hàng các dịch vụ nha khoa đa dạng như:

  • Thiết kế – thi công nha khoa chuyên nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế
  • Tư vấn setup tổng thể nha khoa – Tư vấn và hỗ trợ giấy phép kinh doanh cơ sở nha khoa theo đúng pháp luật 
  • Thiết bị nha khoa chính hãng, uy tín
  • Giải pháp Marketing nha khoa chuyên nghiệp (bộ nhận diện thương hiệu, website, tối ưu quảng cáo,…)
  • Sản xuất nội thất nha khoa theo yêu cầu 
Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế bởi Radon Việt Nam (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế bởi Radon Việt Nam (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

5.3. Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao

Ngoài quy trình làm việc tiêu chuẩn, đội ngũ nhân viên tại Radon Việt Nam đều nắm vững kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành Nha. Tập thể nhân viên của Radon Việt Nam luôn nỗ lực từng ngày để có thể mang tới cho chủ đầu tư những giải pháp tối ưu nhất. Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

5.4. Tiết kiệm chi phí với nhiều chương trình ưu đãi

Đến với Radon Việt Nam, chủ đầu tư sẽ được hưởng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cung cấp các giải pháp nha khoa toàn diện với mức chi phí cực kỳ phải chăng. Nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư tiết kiệm cũng như tối ưu chi phí vận hành và kinh doanh phòng khám nha khoa.

Radon Việt Nam - Đơn vị cung ứng giải pháp nha khoa toàn diện (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Radon Việt Nam – Đơn vị cung ứng giải pháp nha khoa toàn diện (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

6. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã chia sẻ toàn bộ về điều kiện, quy định cũng như chi phí mở phòng khám nha khoa. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được các quy định và luật nha khoa cơ bản khi thi công mở mới phòng khám. 

Để tối ưu thời gian và chi phí phát triển phòng khám, chủ đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế – thi công tới truyền thông marketing. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ưu đãi hấp dẫn!

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

phone