Hôi miệng là bệnh gì mà lại khiến mọi người quan tâm đến thế. Trong cuộc sống hằng ngày, cứ 5 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh hôi miệng. Tuy rằng hôi miệng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng vấn đề này lại khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Đó cũng chính là lý do tại sao mọi người lại luôn tìm kiếm các thông tin liên quan đến bệnh hôi miệng. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là gì? Và có thể làm cách nào để chữa trị triệt để vấn đề này? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin ngay dưới bài viết này nhé!

1. Hôi miệng là bệnh gì?

1.1. Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng là một thuật ngữ nha khoa nhằm mô tả tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Hiện nay, hôi miệng là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Bệnh nhân sẽ không thể tự phát hiện ra và họ chỉ biết được tình hình bệnh thông qua người khác. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề giao tiếp cũng như khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Theo các chuyên gia, mùi của hôi miệng chỉ xếp sau bệnh nha chu và sâu răng. 

1.2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh hôi miệng

Dấu hiệu chính của hôi miệng chính là mùi hôi xuất phát từ trong miệng. Mùi này có thể nặng hơn khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi sử dụng cà phê hay thuốc lá. Ngoài mùi đặc trưng, bệnh nhân cũng sẽ cảm nhận được mùi vị khác và khó chịu trong khoang miệng.

Bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề khác như:

  • Chảy máu, sưng và đau nướu răng
  • Răng lung lay và đau
  • Răng giả có thể gặp vấn đề

1.3. Hôi miệng là bệnh gì – Phân loại hội chứng hôi miệng

Hôi miệng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng và lứa tuổi dựa theo chứng hôi miệng sinh lý hay bệnh lý. Sau đây sẽ là phân loại hội chứng hôi miệng phổ biến.

  • Hội chứng hôi miệng bệnh lý: đây là vấn đề hôi miệng có thể xác định nguyên nhân cụ thể
  • Hội chứng hôi miệng sinh lý: thường xảy ra thoáng qua và không có nguyên nhân cụ thể
  • Hội chứng hôi miệng giả: bệnh nhân cho rằng miệng bản thân có mùi hôi nhưng không có bằng chứng về hơi thở có mùi
Hôi miệng là bệnh gì
Dấu hiệu thường gặp và phân loại hội chứng hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Hôi miệng là bệnh gì – Những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

2.1. Nguyên nhân đến từ thực phẩm

Sau khi ăn mà bạn không vệ sinh răng miệng thì các mẫu thức ăn còn sót lại xung quanh răng sẽ phân hủy. Sự phân hủy của thức ăn thừa sẽ giải phóng các amino axit có nhiều sulphur gây ra mùi hôi. Ngoài ra, nếu bạn ăn những thực phẩm chứa các loại tinh dầu đặc trưng như tỏi, hành,… thì cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng tạm thời. 

2.2. Nguyên nhân đến từ vấn đề nha khoa

Các bệnh lý nha khoa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hôi miệng. Vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất có mùi đặc trưng. Bên cạnh đó, các bệnh lý nha chu như viêm nướu, viêm quanh thân răng, áp xe hay nhiễm trùng nha chu đều dẫn tới bệnh hôi miệng. Các bệnh nhân có lớp phủ lưỡi quá nhiều hay viêm amidan mạn tính cũng không thể tránh khỏi bệnh lý này. Trên hết, khô miệng cũng có thể khiến bạn mắc hôi miệng. Do nước bọt là yếu tố giúp làm sạch và loại bỏ phần tử gây nên mùi hôi. Cho nên, khi bị khô miệng thì vi khuẩn, mảng bám và cả lớp phủ trên lưỡi trong miệng sẽ gia tăng gây hôi miệng.

2.3. Nguyên nhân đến từ mũi

Nếu hôi miệng có nguyên nhân đến từ mũi thì mùi hôi lúc thở ra sẽ nặng hơn mùi thở ra bằng miệng. Các nguyên nhân từ mũi gây hôi miệng bao gồm viêm xoang, chảy nước mũi sau và dị vật trong mũi. Đối với dị vật thì trường hợp này sẽ thường thấy ở trẻ em.

Hôi miệng là bệnh gì
Hôi miệng là bệnh gì và nguyên nhân đến từ mũi (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.4. Nguyễn nhân đến từ thực quản và hô hấp

Hôi miệng có thể xuất phát từ đường tiêu hóa cũng như hô hấp nhưng nguyên nhân này ít phổ biến hơn. Dạ dày sẽ giải phóng các chất bay hơi có mùi qua thực quản đến miệng và gây ra hôi miệng. Nguyên nhân gây nên hôi miệng từ thực quản bao gồm bệnh trào ngược dạ dày, rò dạ dày,.. Một số bệnh hô hấp như viêm phế quản, áp xe phổi hay nhiễm trùng phổi đều là nguyên nhân hiếm gặp khi mắc chứng hôi miệng.

2.5. Nguyên nhân đến từ bệnh lý 

Đối với nguyên nhân này, các trường hợp hôi miệng là do một số bệnh ung thư hoặc rối loạn chuyển hóa. Mùi hôi đặc trưng của trường hợp này thường là hậu quả của hóa chất mà chúng sản sinh. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, suy thận hay suy gan có thể có mùi tanh. 

2.6. Nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt

Khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng. Trong thói quen sinh hoạt, hút thuốc lá sẽ khiến miệng bạn trở nên khô và tạo ra mùi hôi khó chịu đặc trưng.

Hôi miệng là bệnh gì
Nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt như vệ sinh răng miệng sai cách, hút thuốc lá,.. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Hôi miệng là gì bệnh gì – Khi nào cần đi khám bệnh hôi miệng

Sau đây sẽ là các trường hợp hôi miệng mà bạn cần đến phòng khám để nhận tư vấn:

  • Trường hợp đánh giá ban đầu cho thấy bệnh nhân có triệu chứng của bệnh viêm nha chu hoặc bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
  • Trường hợp nghi ngờ cơ sở thần kinh của bệnh nhân cho chứng hôi miệng chủ quan (rối loạn khứu giác hay vị giác)
  • Trường hợp đánh giá nguồn gốc hôi miệng bệnh nhân do dạ dày thực quản
  • Trường hợp bệnh nhân bị amidan mãn tính không thể cải thiện chứng hôi miệng
Các trường hợp hôi miệng mà bạn nên đi khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các trường hợp hôi miệng mà bạn nên đi khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Hôi miệng là bệnh gì – Các phương pháp chữa trị và cải thiện bệnh hôi miệng hiệu quả

Khi đã xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh hôi miệng thì bạn hoàn toàn có thể điều trị hôi miệng triệt để như:

  • Sử dụng sản phẩm như nước súc miệng, kem đánh răng, kẹo cao su,..nhằm kiểm soát hôi miệng trong thời gian ngắn
  • Cải thiện khô miệng, đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa và làm sạch lưỡi là những cách giúp bạn vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ vi khuẩn và hạn chế hôi miệng.
  • Sử dụng nước muối, lá ổi, baking soda hoặc nước vo gạo để giảm vi khuẩn gây bệnh lý về răng miệng, làm sạch răng và giúp răng chắc khỏe, điều trị hôi miệng hiệu quả
  • Sử dụng các dòng sản phẩm điều trị hôi miệng chất lượng và uy tín
  • Trong trường hợp bệnh lý thì bệnh nhân nên điều trị từ gốc như răng miệng, tai mũi họng hay dạ dày để cải thiện tình trạng hôi miệng
  • Tránh các thực phẩm gây mùi hôi, giới hạn thịt và chất béo; cũng như hạn chế uống rượu và hút thuốc
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần để loại bỏ cao răng đồng thời thăm khám răng miệng thường xuyên
Các phương pháp chữa trị hiệu quả và cải thiện hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các phương pháp cải thiện và chữa trị hiệu quả hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Hôi miệng là bệnh gì – Cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng tại nhà

Để ngăn ngừa bệnh hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Sử dụng kem đánh răng florua; nước súc miệng diệt khuẩn
  • Đánh răng sau khi ăn; đánh răng 2 lần/ 1 ngày
  • Chải răng và nướu nhẹ nhàng hai lần trong 2 phút
  • Dùng dụng cụ làm sạch lưỡi mỗi ngày
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc đánh răng
  • Thăm khám tình trạng răng miệng thường xuyên và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần
  • Hạn chế hút thuốc và đồ có cồn
  • Hạn chế  thực phẩm có chứa nhiều đường
  • Chế độ ăn uống phù hợp và hợp lý
Cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng ngay tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng hôi miệng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn hôi miệng là bệnh gì, nguyên nhân gây nên hôi miệng và cách chữa trị ngăn ngừa hiệu quả bệnh hôi miệng.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

phone