Khử trùng dụng cụ y tế trong nha khoa là quy trình không thể thiếu trong bất kỳ phòng khám nào. Việc này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của bộ Y Tế và tránh lây nhiễm chéo. Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều chính là dùng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng. Đây là cách đơn giản với thời gian ngắn và đem lại hiệu quả cao. Vậy thì có những loại dung dịch nào có thể khử trùng dụng cụ? Và quy trình khử trùng tiêu chuẩn của dụng cụ nha khoa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về dung dịch khử khuẩn dụng cụ y tế.

1. Khử trùng dụng cụ y tế trong nha khoa là gì?

1.1. Khái niệm

Khử khuẩn dụng cụ y tế là quá trình tiệt trùng tất cả dụng cụ nha khoa đã sử dụng trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Điều này hỗ trợ kiểm soát tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân và hạn chế lây nhiễm chéo. 

Đây cũng là một trong những điều kiện để Bộ Y Tế có thể cấp phép kinh doanh cho các phòng khám. Bởi việc khử khuẩn không chỉ đảm bảo cho sức khỏe mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp của cơ sở nha khoa.

1.2. Các mức độ khử trùng dụng cụ y tế

  • Khử khuẩn ở mức độ thấp: quá trình chỉ diệt được các loại vi khuẩn thông thường như nấm và vi rút; không tiêu diệt được các bào tử vi khuẩn
  • Khử khuẩn ở mức độ trung bình: quá trình diệt được các vi khuẩn sinh dưỡng, vi rút, nấm và một số loại vi khuẩn khác; không tiêu diệt được các bào tử vi khuẩn
  • Khử khuẩn ở mức độ cao: quá trình có thể tiêu diệt một số bào tử và toàn bộ các loại vi sinh vật
Khử trùng dụng cụ y tế hỗ trợ kiểm soát tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân và hạn chế lây nhiễm chéo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Khử khuẩn dụng cụ hỗ trợ kiểm soát tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân và hạn chế lây nhiễm chéo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Nguyên tắc khử trùng dụng cụ y tế trong nha khoa

Sau đây là những nguyên tắc cơ bản khi khử khuẩn dụng cụ nha khoa:

  • Nhân viên trong phòng khám phải được trang bị kiến thức và huấn luyện đầy đủ về phòng hộ khi thực hiện xử lý dụng cụ
  • Dụng cụ nha khoa cần được xử lý và quản lý tập trung
  • Dụng cụ khi đã khử trùng cần được bảo quản trong tủ lưu trữ và đảm bảo an toàn, vô khuẩn cho đến lần sử dụng tiếp theo
  • Dụng cụ dành cho mỗi bệnh nhân phải được khử khuẩn phù hợp
Dụng cụ dành cho mỗi bệnh nhân phải được khử trùng dụng cụ y tế phù hợp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Dụng cụ dành cho mỗi bệnh nhân phải được khử khuẩn phù hợp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Các loại dung dịch khử trùng dụng cụ y tế 

3.1. Dung dịch khử trùng dụng cụ y tế chuyên dụng

3.1.1. Cách sử dụng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng

Phương pháp sử dụng dung dịch khử khuẩn dụng cụ y tế thường chỉ dùng loại dung dịch Glutaraldehyde 2%. Ngược lại, các phòng khám không được sử dụng loại dung dịch cloramin 5%. Đối với loại dung dịch chuyên dụng này, tùy theo mục đích sử dụng của phòng khám mà thời gian ngâm sẽ dao động từ 5 – 60 phút.  

3.2.2. Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch khử trùng dụng cụ y tế chuyên dụng

  • Nhân viên cần đeo kính và găng tay bảo hộ, mở cửa sổ
  • Sử dụng chậu có nắp đậy và độ sâu để ngâm và dùng thêm 1 chậu có nắp để đựng nước vô khuẩn nhằm tráng dụng cụ
  • Tháo rời các bộ phận dụng cụ và lau khô
  • Sử dụng kẹp đã vô khuẩn để lấy dụng cụ
  • Pha chế và dùng dung dịch ở địa điểm thoáng gió
  • Đánh dấu ngày hết hạn và ngày pha với dung dịch cần sử dụng lại
  • Đổ toàn bộ nước đã dùng
  • Kiểm tra vô trùng
Dung dịch khử khuẩn thường chỉ dùng loại dung dịch Glutaraldehyde 2% (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Dung dịch khử khuẩn thường chỉ dùng loại dung dịch Glutaraldehyde 2% (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Khử trùng dụng cụ y tế bằng cồn

3.2.1. Cách sử dụng cồn để khử khuẩn dụng cụ nha khoa

Cồn 90 độ là loại cồn phổ biến được sử dụng trong việc khử trùng dụng cụ. Loại cồn này là sự kết hợp của nước tinh khiết với 90% ethanol. Cồn 90 độ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên mặt dụng cụ y tế hiệu quả. Đối với dung dịch cồn, nhân viên có thể sử dụng nguyên chất để khử khuẩn mà không cần phải pha loãng. Sau khi làm sạch, nhân viên chỉ cần sử dụng bông gòn hoặc vải mềm tẩm cồn lau ướt bề mặt dụng cụ trong vòng 2 phút. Với dụng cụ nhỏ thì họ nên đổ cồn ra khay và ngâm trực tiếp. Cuối cùng, hãy để dụng cụ khô tự nhiên.

3.2.2. Một số lưu ý khi sử dụng cồn

Khi khử trùng dụng cụ y tế bằng cồn thì bạn cần chú ý một số điều sau: 

  • Để cồn xa tầm tay của trẻ em và tránh ánh nắng trực tiếp
  • Bảo quản cồn ở nơi thoáng mát, sạch sẽ; bảo quản nhiệt độ phòng
  • Không để cồn gần vật liệu nhiễm điện, tia lửa hay vật dụng có dùng pin sạc
  • Nhân viên phải xử lý theo quy định sau khi đã sử dụng xong bông gòn hay vải mềm tẩm cồn
  • Không để cồn tiếp xúc vào mắt
  • Không sử dụng cồn để uống
Cồn 90 độ là loại cồn phổ biến được sử dụng trong việc khử trùng dụng cụ y tế (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cồn 90 độ là loại cồn phổ biến được sử dụng trong việc khử trùng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Quy trình khử trùng dụng cụ y tế tiêu chuẩn

Dưới đây là quy trình khử khuẩn dụng cụ tiêu chuẩn mà các phòng khám thường áp dụng:

4.1. Phân loại dụng cụ y tế nha khoa

Những dụng cụ sau khi sử dụng trong quá trình điều trị sẽ được phân loại kỹ càng. Một số loại dụng cụ chỉ dùng 1 lần như găng tay, kim,..sẽ được loại bỏ ngay và xử lý theo đúng quy định của Bộ Y Tế. Dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với mô hay niêm mạch sẽ cần khử trùng ở mức độ cao hơn so với các dụng cụ khác.

4.2. Ngâm dụng cụ trong dung dịch chuyên dụng

Khử trùng dụng cụ y tế bằng cách ngâm trong dung dịch có độ sát khuẩn mạnh trong 15 phút. Việc này hỗ trợ tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trước khi thực hiện vô trùng dụng cụ. Ở bước này, nhân viên có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn dụng cụ y tế hoặc khử trùng dụng cụ y tế bằng cồn.

Ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Rửa sạch dụng cụ

Nhân viên sẽ mang dụng cụ đi rửa bằng cách sử dụng xà phòng khi dụng cụ đã khử khuẩn xong. Sau đó, họ sẽ rửa lại dụng cụ qua nước sạch một lần nữa. Bên cạnh đó, họ còn có thể sử dụng loại máy siêu âm có tần số cao để rửa dụng cụ.

4.4. Sấy và đóng gói dụng cụ

Tiếp theo, dụng cụ sẽ được mang đi sấy khô và đóng trong từng bao bì riêng biệt. Những bao bì này đều là sản phẩm chuyên dụng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Hơn nữa, việc đóng gói sẽ đảm bảo dụng cụ được vô trùng để đem đi hấp.

Đóng gói dụng cụ nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đóng gói dụng cụ nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.5. Tiệt trùng dụng cụ

Khi dụng cụ đã được đóng gói, nhân viên sẽ đem dụng cụ vào nồi hấp có nhiệt độ và áp suất cao. Thông thường, họ sẽ hấp dụng cụ trong vòng 60 phút. Nồi hấp hỗ trợ tiệt trùng dụng cụ triệt để.

4.6. Bảo quản dụng cụ sau khi vô trùng

Quá trình hoàn tất khi nhân viên mang dụng cụ đã tiệt trùng bảo quản trong tủ lưu trữ có tia cực tím. Tia cực tím sẽ duy trì được trạng thái vô trùng và luôn sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. 

Bảo quản dụng cụ đã vô khuẩn bằng tủ lưu trũ tia cực tím (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bảo quản dụng cụ đã vô khuẩn bằng tủ lưu trũ tia cực tím (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã cung cấp các thông tin về dung dịch khử trùng dụng cụ y tế trong nha khoa hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về dung dịch khử khuẩn dụng cụ y tế chuyên dụng. 

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp các mẫu nồi hấp tiệt trùng nói riêng và những sản phẩm nha khoa chất lượng cao nói chung. Thiết bị nha khoa của chúng tôi đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và giá thành phải chăng. Ngoài ra, quý khách hàng sẽ được hưởng các chính sách bảo hành và miễn phí vận chuyển. Liên hệ ngay tới Radon Việt Nam để sở hữu những sản phẩm chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất nhé!

Radon Việt Nam – đơn vị phân phối độc quyền thiết bị nha khoa chính hãng.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

phone