Mục Lục
- 1. Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không?
- 2. Nhổ răng có đau không? – Các trường hợp nên tiến hành nhổ răng
- 3. Nhổ răng có đau không? – Quy trình thực hiện nhổ răng tại các nha khoa
- 4. Nhổ răng có đau không? – Chi phí nhổ răng
- 5. Một số điều lưu ý và cách chăm sóc sau khi nhổ răng
- 6. Kết luận
Nhổ răng có đau không là câu hỏi mà bất kỳ ai cũng thắc mắc khi gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, việc nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào yếu tố trường hợp bệnh lý của bệnh nhân. Nhổ răng thường là phương pháp cuối cùng khi nha sĩ không thể phục hồi được răng. Việc nhổ răng giúp hạn chế các biến chứng và tránh làm ảnh hưởng tới cung hàm, các răng còn lại. Vậy thì bạn nên thực hiện nhổ răng ở trường hợp nào? Nhổ răng có nguy hiểm không? Hãy cùng Radon Việt Nam giải đáp những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không?
1.1. Nhổ răng có đau không?
Thông thường, nhổ răng là quá trình mà nha sĩ có thể phải cắt nướu hoặc tách nướu để lấy hết phần chân răng. Việc này khiến nhiều bệnh nhân nghĩ răng nhổ răng sẽ đau và họ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, với công nghệ phát triển như hiện nay, việc nhổ răng không hề gây đau đớn như mọi người tưởng tượng.
Công nghệ siêu âm Piezotome là một ví dụ điển hình được ứng dụng vào quá trình nhổ răng. Công nghệ này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được những cơn ê buốt và đau nhức sau khi thực hiện nhổ răng. Khi thực hiện nhổ răng, nha sĩ cũng sẽ dùng thuốc gây tê. Bệnh nhân sẽ không cảm có cảm giác đau đớn trong vòng 2 tiếng. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế cảm giác ê buốt.
Đối với các trường hợp nhổ răng hàm và răng khôn, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-Quang trước khi chụp. Tay nghề của nha sĩ cũng là một yếu tố quan trọng giúp việc nhổ răng không còn đau đớn.
1.2. Nhổ răng có nguy hiểm không?
Tuy nhổ răng không phải là thủ thuật quá phức tạp nhưng bệnh nhân vẫn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và nha sĩ có chuyên môn cao. Vì nếu thực hiện sai kỹ thuật thì việc nhổ răng có thể để lại những biến chứng khôn lường. Bên cạnh đó, đối với trường hợp sâu răng, nha sĩ sẽ thực hiện rút toàn bộ cấu trúc răng trước khi nhổ. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm và không cần lo lắng về tình trạng vi khuẩn lây lan.
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần chia sẻ về tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng dị ứng để họ có kế hoạch điều trị phù hợp. Sau khi nhổ răng 4-5 ngày, tình trạng sưng của bệnh nhân vẫn chưa thuyên giảm thì bệnh nhân nên tới tái khám. Nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường của răng cũng như có phương pháp chữa trị kịp thời.
2. Nhổ răng có đau không? – Các trường hợp nên tiến hành nhổ răng
2.1. Nhổ răng có đau không? – Viêm nha chu
Với trường hợp bệnh nhân bị viêm nha chu nghiêm trọng và gây ra tình trạng như tiêu xương, tụt nướu, áp xe,.. thì răng có thể bị lung lay. Lúc này, nha sĩ cần làm sạch ổ viêm và nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới răng bên cạnh.
2.2. Nhổ răng có đau không? – Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là bệnh lý nha khoa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng phổ biến là nhiễm trùng chân răng, áp xe,.. Điều này sẽ khiến răng trở nên yếu hơn hoặc hoại tử. Do đó, bệnh nhân cần phải nhổ răng để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.
2.3. Nhổ răng có đau không? – Răng sâu
Đối với trường hợp răng bị sâu nặng, bệnh nhân sẽ bị những cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Khi tình trạng sâu răng chuyển biến nặng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng. Sau đó, họ có thể sử dụng phương pháp cấy ghép Implant để phục hình răng.
2.4. Nhổ răng có đau không? – Chỉnh nha
Để răng có thể dễ dàng di chuyển trong quá trình chỉnh nha, nha sĩ sẽ thực hiện nhổ răng số 8 và số 4. Điều này hỗ trợ việc chỉnh nha đạt hiệu quả cao nhất.
2.5. Nhổ răng có đau không? – Răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm là nguyên nhân khiến bệnh nhân đau nhức và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, để tránh làm ảnh hướng tới răng bên cạnh, bệnh nhân nên thực hiện nhổ răng.
3. Nhổ răng có đau không? – Quy trình thực hiện nhổ răng tại các nha khoa
Dưới đây là quy trình nhổ răng phổ biến tại các cơ sở nha khoa hiện nay:
3.1. Bước 1: Khám tổng quan
- Nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quan sức khỏe răng miệng của bệnh nhân
- Chỉ định thực hiện chụp X-Quang nhằm xác định vị trí và phát hiện dấu hiệu bất thường
- Lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân
3.2. Bước 2: Vệ sinh
- Bệnh nhân sẽ cần vệ sinh răng miệng và sử dụng nước súc miệng để làm sạch mọi kẽ răng
- Hạn chế trường hợp viêm nhiễm khi thực hiện nhổ răng
3.3. Bước 3: Gây tê
- Nha sĩ tiêm thuốc tê vào vị trí nhổ răng nhằm giảm thiểu cảm giác đau đớn
3.4. Bước 4: Nhổ răng và khâu vết nhổ
- Nha sĩ thực hiện nhổ răng theo phương pháp sóng siêu âm hoặc thông thường
- Sau khi hoàn thiện quá trình nhổ răng, nha sĩ sẽ khâu lại vết thương bằng chỉ nha khoa. Bệnh nhân cần ngậm chặt bông trong lúc này để cầm máu.
- Nha sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà
4. Nhổ răng có đau không? – Chi phí nhổ răng
Mức chi phí nhổ răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như vị trí răng mà bệnh nhân cần nhổ. Chi phí khi nhổ chiếc răng bị hư hỏng nhẹ hoặc răng bị sâu nhẹ và dễ xử lý sẽ ít hơn so với những trường hợp phức tạp. Tương tự, nhổ răng hàm cũng có mức giá cao hơn so với những chiếc răng đơn nhỏ. Bởi răng hàm có vị trí trong cùng của hàm và nhổ răng hàm cần lấy chân răng đòi hỏi nha sĩ phải cẩn thận, tỉ mỉ.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về lợi ích khi sử dụng X-quang nha khoa
5. Một số điều lưu ý và cách chăm sóc sau khi nhổ răng
5.1. Những điều cần lưu ý khi nhổ răng
- Bạn nên nhổ răng vào buổi sáng để bản thân có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
- Trước khi nhổ răng nên ăn uống đầy đủ và thả lỏng tinh thần
- Bạn cần thông báo với nha sĩ về bệnh lý hay những loại thuốc mà bản thân đang dùng
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để vết thương mau lành
- Sử dụng thực ăn mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố,…
5.2. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng tại nhà
- Chườm lạnh để giảm cảm giác đau nhức cũng như giảm sưng sau khi nhổ răng
- Sử dụng thuốc theo đơn mà nha sĩ đã kê, đặc biệt là thuốc giảm đau
- Vệ sinh răng miệng bình thường, chải răng nhẹ nhàng
- Làm sạch khoang miệng bằng nước muối loãng
- Không sử dụng tăm tre để xỉa răng, thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa
- Kiêng các thực phẩm cứng, quá nóng hay quá lạnh, chất kích thích
- Tuyệt đối không nhai tại vị trí răng mới nhổ vì điều đó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng
- Liên hệ ngay với nha sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường
- Tới cơ sở nha khoa và tái khám định kỳ 6 tháng/ 1 lần
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Radon Việt Nam đã chia sẻ về nhổ răng có đau không. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết khi nào thì bạn nên thực hiện nhổ răng. Ngoài ra, bạn cũng hiểu rõ được quy trình nhổ răng tại các cơ sở nha khoa. Bạn cần lưu ý một số điều và cách chăm sóc sau khi nhổ răng.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radongroup.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội