Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế là thiết bị vô trùng mà bất kỳ phòng khám nha khoa nào cũng có. Thiết bị này sử dụng phương pháp làm sạch bằng hơi nước hoặc bằng hơi nóng khô. Nhằm nâng cao độ bền của dụng cụ cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Khi sử dụng nồi hấp, khử trùng sẽ hiệu quả hơn và vi khuẩn trên dụng cụ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Vậy thì máy hấp này hoạt động như thế nào? Và cần lưu ý gì khi sử dụng thiết bị này hay không? Hãy cùng Radon Việt Nam giải đáp các thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế là thiết bị gì?

Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế là thiết bị phổ biến được rất phòng khám nha khoa sử dụng. Thiết bị có khả năng loại bỏ, khử khuẩn hiệu quả vi khuẩn có trên bề mặt dụng cụ được dùng trong quá trình điều trị. 

Chiếc máy này dùng hơi nước bão hòa và nhiệt độ áp suất cao để vô trùng hiệu quả. Nhằm đảm bảo sự an toàn và hạn chế lây nhiễm chéo cho bệnh nhân trong quá trình thăm khám. Không chỉ vậy, thiết bị còn giúp nha sĩ tiết kiệm tối đa thời gian điều trị. 

Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế có khả năng loại bỏ, khử khuẩn hiệu quả vi khuẩn có trên bề mặt dụng cụ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết bị có khả năng loại bỏ, khử khuẩn hiệu quả vi khuẩn có trên bề mặt dụng cụ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Các phương pháp vô khuẩn của nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế

Với công nghệ tiên tiến, máy hấp tiệt trùng dụng cụ y tế thường có nhiều phương pháp hấp khác nhau. Tuy nhiều phương pháp là vậy nhưng các phòng khám nha khoa hiện nay lại chỉ chuộng sử dụng thiết bị hấp vô khuẩn bằng hơi nước và hơi nóng khô. Dưới đây là ưu và nhược điểm khi sử dụng máy hấp hơi nước và hơi nóng khô mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế – Phương pháp hơi nước

– Ưu điểm:

  • An toàn 
  • Thời gian vô khuẩn ngắn
  • Không cần thông khí
  • Tiết kiệm chi phí và không độc

– Nhược điểm:

  • Hiệu quả vô khuẩn không cao do khí đọng, dụng cụ có thể bị ướt nhiều và chất lượng thấp của hơi nước
  • Có thể làm hư hỏng các bộ phận do tính nóng và ẩm

2.2. Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế – Phương pháp hơi nóng khô

– Ưu điểm:

  • An toàn 
  • Độ ăn mòn thấp
  • Nâng cao hiệu quả vô khuẩn, xuyên sâu vào chất liệu
  • Không cần thông khí

– Nhược điểm:

  • Thời gian vô khuẩn dài
  • Có thể gây ra hư hỏng một số bộ phận do tính nóng và ẩm
Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy hấp hơi nước và hơi nóng khô (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy hấp hơi nước và hơi nóng khô (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế cơ bản

Tuy rằng máy hấp tiệt trùng dụng cụ có nhiều mẫu mã và dung tích khác nhau nhưng cấu tạo của chúng lại chỉ có một dạng cố định. Thông thường, thiết bị sẽ bao gồm 5 bộ phận chính:

  • Hệ thống dẫn khí áp lực cao: dùng để điều khiển áp lực và nhiệt độ buồng vô khuẩn
  • Bộ phận gia nhiệt: là thành phần quan trọng; tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và nước; được làm bằng sợi đốt cách điện và nhiệt; lớp mạ ngoài là crom hoặc inox; cần làm sạch thường xuyên.
  • Hệ thống an toàn: có cảm biến áp suất và nhiệt độ để thông báo cho người sử dụng; cho phép người sử dụng điều chỉnh phù hợp
  • Hệ thống điện: có mạch điều khiển, nguồn điện và màn hình hiển thị hỗ trợ kết nối thao tác theo ý của người sử dụng
  • Buồng vô trùng: đa phần được làm từ Inox 304 nhằm chịu được áp suất và nhiệt độ cao; có thiết kế hình trụ; độ bền cao và chịu áp lực tốt.
Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế sẽ bao gồm 5 phần chính (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cấu tạo của thiết bị sẽ bao gồm 5 phần chính (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Cách lựa chọn nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế phù hợp

4.1. Chọn loại máy hấp tiệt trùng dụng cụ y tế phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã nồi hấp khác nhau và mỗi loại nồi hấp sẽ có tính năng riêng biệt. Bạn có thể tham khảo các máy hấp theo tiêu chuẩn sau đây để lựa chọn dễ dàng hơn.

  • Nồi hấp chuẩn S: dành cho sản phẩm theo quy định riêng của nhà sản xuất; chu trình chỉ có thể sử dụng với loại vật liệu do chính nhà sản xuất thiết kế.
  • Nồi hấp chuẩn B: có thể hấp bất kỳ loại vật liệu nào; nồi hấp được ưa chuộng nhất; thiết kế nhỏ gọn; hiệu suất cao.
  • Nồi hấp chuẩn N: dành cho các sản phẩm rắn; không có khả năng lưu trữ và sử dụng ngay; không cần đóng gói khi tiệt trùng
Nên lựa chọn thiết bị tiệt trùng tùy theo nhu cầu sử dụng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nên lựa chọn thiết bị tiệt trùng tùy theo nhu cầu sử dụng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Dung tích của nồi hấp

Dựa theo số lượng dụng cần vô trùng mỗi ngày mà bạn có thể lựa chọn thiết bị diệt khuẩn phù hợp với phòng khám. Các dung tích phổ biến mà các cơ sở nha khoa hay dùng là 17-22L, 28L hoặc 33L. Bạn nên chọn mẫu nồi hấp có dung tích trung bình. Vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được diện tích và thời gian hoạt động.

4.3. Lựa chọn đơn vị cung cấp nồi hấp uy tín

Đây cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn muốn mua thiết bị vô trùng. Sản phẩm mà bạn mua cần đảm bảo chính hãng để có thể vận hành hiệu quả, hạn chế lây nhiễm và đảm bảo an toàn. Điều đó sẽ giúp gia tăng chất lượng phòng khám cũng như bảo vệ tối đa cho cả nhân viên phòng khám và bệnh nhân. 

Radon Việt Nam là địa chỉ uy tín, hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị nha khoa. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang tới những sản phẩm chính hãng chất lượng, chính sách bảo hành đảm bảo và dịch vụ chăm sóc 24/7. Nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng và có thể cung cấp những thiết bị hiện đại nhất đến với mỗi phòng khám trên toàn quốc.

Radon Việt Nam - Địa chỉ cung cấp hệ thống vô trùng uy tín và chất lượng (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Radon Việt Nam – Địa chỉ cung cấp hệ thống vô trùng uy tín và chất lượng (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

4.4. Chi phí đầu tư thiết bị

Để lựa chọn một thiết bị tiệt trùng phù hợp, bạn sẽ không thể bỏ qua việc cân nhắc mức chi phí cần bỏ ra. Hãy lựa chọn một sản phẩm có mức chi phí nằm trong tầm giá mà bạn có thể đầu tư.

5. Một số lưu ý khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế

Trong quá trình sử dụng máy hấp tiệt trùng, bạn cần lưu ý một số điều sau để việc khử khuẩn đạt hiệu quả cao:

  • Nên đổ khoảng ½ hoặc ¾ vào bình đựng dung dịch cần tiệt trùng
  • Hạn chế để các loại dụng cụ khác vật liệu hấp hoặc sấy với nhau
  • Chờ 20-30 phút để thay đổi áp suất nhằm tránh trường hợp nổ do thay đổi áp suất đột ngột
  • Khi trạng thái máy thông báo áp suất bằng 0 và sau 10 phút thì mới được mở nắp nồi hấp
  • Tháo nước và làm khô sau mỗi chu trình tiệt trùng để kéo dài tuổi thọ và bảo quản nồi hấp
Lưu ý khi sử dụng thiết bị để đạt hiệu quả cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lưu ý khi sử dụng thiết bị để đạt hiệu quả cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Giá nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế

Mức giá của máy hấp tiệt trùng dụng cụ y tế sẽ phụ thuộc vào dung tích của máy và hãng sản xuất. Chi phí của một nồi hấp chuẩn B thường dao động 40.000.000 – 60.000.000VNĐ. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi theo dung tích của máy.

Bạn có thể tham khảo một số dòng nồi hấp nổi tiếng như: Nồi hấp chuẩn Class B Siger; Nồi hấp ICAN Class B; Nồi hấp ướt ICANCLAVE;….

Nồi hấp ướt ICANCLAVE tiệt trùng 23L (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Nồi hấp ướt ICANCLAVE tiệt trùng 23L (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

7. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã cung cấp các thông tin về những thông tin về nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế mà bạn cần biết. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các phương pháp, cấu tạo và cách lựa chọn thiết bị vô trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều khi sử dụng để có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp các sản phẩm máy hấp tiệt trùng nói riêng và những sản phẩm nha khoa chất lượng cao nói chung. Thiết bị nha khoa của chúng tôi đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và giá thành phải chăng. Ngoài ra, quý khách hàng sẽ được hưởng các chính sách bảo hành, miễn phí vận chuyển và lắp đặt tận nơi. Liên hệ ngay tới Radon Việt Nam để có thể sở hữu những sản phẩm chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất nhé!

Radon Việt Nam – đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp và phân phối độc quyền thiết bị nha khoa hiện đại.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radongroup.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

phone