Mục Lục
Xã hội hiện đại, nhu cầu chăm sóc răng tăng cao khiến ngành Nha khoa càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và, ngành này cũng đem tới tỉ lệ cơ hội việc làm rất cao với mức lương hấp dẫn. Nhưng, thi và học nha khoa không phải dễ dàng. Ngành này yêu cầu rất nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như tố chất để có thể trở thành một nha sĩ. Ở bài viết này, Radon Việt Nam sẽ bật mí cho bạn về những điều cần lưu ý khi học nha khoa.
1. Kiến thức về nha khoa
Nha khoa – ngành các bạn sẽ được học về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các vấn đề liên quan tới cấu trúc răng và khoang miệng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ phải thực hiện các điều trị răng miệng khác nhau. Cụ thể như điều trị nội nha, phục hồi răng, chỉnh hình răng và nhổ răng.
Học nha khoa, bạn cần nắm vững kiến thức liên quan đến cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống nhai của cơ thể người. Để có thể tư vấn, chẩn đoán và giải quyết các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, các bạn nên thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn cao. Điều đó sẽ giúp các bạn thực hiện được các điều trị phức tạp như phẫu thuật, cấy ghép,…
2. Học nha khoa có những ngành đào tạo chính thức nào?
Trong lĩnh vực Nha khoa, bạn có thể chọn các ngành như: trợ thủ/phụ tá nha khoa, kỹ thuật viên KTPHR, điều dưỡng nha khoa, y sĩ chuyên khoa và bác sĩ để làm việc.
2.1. Trợ thủ/phụ tá nha khoa
Các phụ tá nha khoa được đào tạo để hỗ trợ bác sĩ thực hiện chuyên môn ( tiệt trùng dụng cụ, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu,..). Ngoài ra, trợ thủ có thể đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân. Và, trợ thủ không được thực hiện can thiệp chuyên môn trên bệnh nhân.
2.2. Kỹ thuật viên kỹ thuật phục hình răng (kỹ thuật viên KTPHR)
Kỹ thuật viên kỹ thuật phục hình răng (kỹ thuật viên KTPHR) được đào tạo thiết kế, chế tạo các loại phục hình răng-hàm-mặt và khí cụ. Các kỹ thuật viên này sẽ làm việc chủ yếu tại các labo phục hình răng. Và, không thực hiện can thiệp chuyên môn trên bệnh nhân.
2.3. Điều dưỡng nha khoa
Điều dưỡng nha khoa sẽ được đào tạo một số nghiệp vụ đơn giản ngoài các công việc giống trợ thủ nha khoa. Ví dụ như nhổ răng sữa lung lay, lấy cao răng, trám bít hố rãnh và các thủ thuật phòng ngừa sâu răng.
2.4. Y sĩ chuyên khoa
Ngoài các công việc giống điều dưỡng nha khoa, các y sĩ chuyên khoa có thể thực hiện một số chuyên môn khác. Cụ thể là sơ cứu chấn thương hàm mặt, chữa tủy răng 1 chân, trám răng đơn giản và kê toa thuốc đơn giản.
2.5. Bác sĩ Nha khoa
Vị trí này sẽ được đào tạo các can thiệp chuyên môn khác nhau. Như lấy cao răng, nhổ răng, trám răng, nội nha, răng giả, sơ cứu chấn thương…Với các nghiệp vụ phức tạp hơn phải có sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.
3. Những kỹ năng cần có để học nha khoa
3.1. Tính kiên nhẫn
Nha khoa là lĩnh vực cung cấp dịch vụ và có thẩm mỹ. Vậy nên, bệnh nhân sẽ có nhiều yêu cầu hơn so với các loại hình y tế khác. Để khiến khách hàng hài lòng, bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn. Không những vậy, khi theo học ngành nha khoa, bạn phải đối mặt với kho kiến thức khổng lồ và áp lực rất lớn. Bạn sẽ cần chuẩn bị cho mình sự kiễn nhẫn để cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng.
Hơn nữa, ngành này đòi hỏi thao tác khá nhiều. Vậy nên, bạn nên kiên nhẫn luyện tập để có thể thực hiện công việc dễ dàng hơn.
3.2. Tính tỉ mỉ
Đối với kỹ thuật phục hình, tỉ mỉ là yếu tố vô cùng cần thiết. Vì vị trí này đòi hỏi các bạn kỹ năng về đắp sứ, bẻ kẽm, thiết kế răng,…Khi làm việc với các vật dụng nhỏ như vậy, tỉ mỉ sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thuận lợi
3.3. Khiếu thẩm mỹ
Trong nha khoa sẽ có mảng thiết kế răng thẩm mỹ. Và, công việc yêu cầu bạn cần có khiếu thẩm mỹ riêng. Bạn nên chuẩn bị cho mình kỹ năng nhìn nhận một cách toàn diện và phân tích. Như vậy, bạn có thể thành công trong việc tạo hình dáng, màu sắc và cấu trúc răng.
3.4. Kỹ năng trong giao tiếp
Vì là ngành dịch vụ nên y bác sĩ đều phải có kỹ năng giao tiếp. Bạn sẽ cần tư vấn khách hàng sau khi đã lắng nghe về nhu cầu, tình trạng của họ. Giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng đánh giá cao. Và, điều đó giúp bạn đạt được thành công trong công việc hơn.
3.5 Đôi tay linh hoạt, khéo léo
Là một bác sĩ nha khoa, bạn cũng cần một đôi tay linh hoạt và khéo léo. Công việc này đòi hỏi phải thao tác tay rất nhiều và thuận tay phải là một lợi thế. Để thực hiện thăm khám hiệu quả nhất, bạn nên luyện tập đôi tay của mình thường xuyên.
4. Một số chuyên khoa sâu khi học nha khoa
Theo học nha khoa, không phải đối tượng nào cũng có thể can thiệp trên bệnh nhân. Để hành nghề theo đúng quy định, nhân sự trong nha khoa phải học đúng chuyên môn đã được đào tạo. Với bác sĩ Nha khoa, có thể định hướng phát triển theo các khoa chuyên sâu.
- Chỉnh nha: niềng răng, chỉnh hàm không phẫu thuật
- Cấy ghép nha khoa: cấy ghép implant nha khoa và các phẫu thuật liên quan
- Phẫu thuật hàm mặt: phẫu thuật điều trị bệnh lý hoặc thẩm mỹ ở vùng hàm-mặt
- Phẫu thuật miệng: phẫu thuật trong miệng như nhổ răng phẫu thuật, nang-bướu trong miệng,..
- Phục hình răng: răng giả, hàm giả
- Nội nha: thực hiện chữa tủy với các ca phức tạp
- Nha chu: phẫu thuật thẩm mỹ trên mô nha chu
- Nha khoa trẻ em: thực hiện điều trị nha khoa với đối tượng trẻ em
- Chẩn đoán hình ảnh: phân tích hình ảnh phim X-quang, MRI, siêu âm, v.v…hỗ trợ các chuyên khoa khác
- Giải phẫu bệnh: thực hiện chẩn đoán về mô học và phân tử hỗ trợ các chuyên khoa khác
>> Xem thêm: Trung tâm đào tạo nha khoa uy tín tại Việt Nam
5. Học nha khoa ở đâu?
Các bạn có thể học nha khoa ở các trường đại học, trung cấp và cao đẳng trên khắp Việt Nam. Đây là một số trường tiêu biểu mà bạn có thể học nha khoa.
5.1. Các trường học nha khoa khu vực Bắc Bộ
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Thành Đô
- TRường Đại học Đại Nam
- Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Y tế Công Cộng
- Trường Đại học Y Dược Hà Nội
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
5.2. Các trường học nha khoa khu vực Trung, Nam Bộ
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Y Dược TP. HCM
- Trường Đại học Y Dược Huế
- Trường Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng
- Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
Kết luận
Trên đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi học nha khoa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về ngành nha khoa. Ở Radon Việt Nam, chúng tôi có các thiết bị nha khoa hiện đại nhất.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radongroup.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội