Fluor là một vi chất quan trọng trong việc bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với fluor quá nhiều, răng có thể gặp phải tình trạng răng bị nhiễm fluor. Đây là một tình trạng rối loạn men răng gây ra các vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vậy thì dấu hiệu và nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Làm sao để điều trị – phòng ngừa răng nhiễm màu fluor? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây!

1. Răng nhiễm fluor là gì?

Răng nhiễm màu fluor là tình trạng men răng bị rối loạn khi bệnh nhân tiếp xúc liên tục với nồng độ fluor cao. Tình trạng này sẽ khiến men răng bị tổn thương, xốp hơn và hàm lượng khoáng chất giảm. Nhiễm màu fluor sẽ gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Ví dụ như răng nhạy cảm, răng sâu, viêm nướu,…

Đây là một tình trạng phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ diễn biến nhanh chóng hơn trong giai đoạn răng bắt đầu hình thành và phát triển. Do đó, trẻ em chính là đối tượng có nguy cơ gặp phải vấn đề răng nhiễm màu cao hơn người trưởng thành.

Nhiễm màu fluor sẽ khiến men răng bị tổn thương, xốp hơn và hàm lượng khoáng chất giảm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nhiễm màu fluor sẽ khiến men răng bị tổn thương, xốp hơn và hàm lượng khoáng chất giảm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Nguyên nhân của tình trạng răng nhiễm fluor

Theo các chuyên gia, mức an toàn của lượng fluor hằng ngày là 0.05 tới 0.07mg FKg. Nếu vượt quá mức này, rủi ro răng bị nhiễm fluor do tiêu thụ fluor quá mức là điều dễ hiểu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhiễm fluor là:

  • Nguồn nước tự nhiên chứa fluor quá mức cần thiết

Một số khu vực có hàm lượng fluor tự nhiên cao trong nguồn nước hoặc có bổ sung fluor vào nước uống. Nhằm ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Nếu uống quá nhiều, cơ thể sẽ không thể loại bỏ được hết và dư lượng sẽ tích tụ trong xương và răng.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý 

Hằng ngày, con người thường nạp rất nhiều loại thức ăn giàu fluor. Ví dụ như tôm, cua, khoai tây, nho khô,.. Những loại thực phẩm này có thể cung cấp lượng fluor lớn cho cơ thể. Từ đó, chúng sẽ gây ra sự tích tụ và ảnh hưởng tới men răng.

  • Sử dụng thuốc có chứa fluor

Một số loại thuốc chứa fluor nếu sử dụng không kiểm soát thì có thể dẫn tới tình trạng dư thừa fluor. Điều này khiến răng bị ảnh hưởng và nhiễm màu. 

  • Dùng kem đánh răng chứa fluor 

Kem đánh răng chứa fluor được coi là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhiễm màu. Đặc biệt là ở trẻ em tiếp xúc quá nhiều fluor trong độ tuổi từ 20-30 tháng. Đồng thời, nồng độ fluor cao có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển và cấu trúc răng của trẻ.

Kem đánh răng chứa fluor được coi là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị nhiễm màu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kem đánh răng chứa fluor được coi là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị nhiễm màu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Dấu hiệu nhận biết của răng nhiễm fluor

3.1. Dấu hiệu

Răng nhiễm fluor có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này sẽ diễn biến nhanh hơn ở giai đoạn hình thành và phát triển răng. Các dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm màu có thể chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn mới chớm

Các đốm nhỏ trắng đục xuất hiện trên bề mặt răng. Đồng thời, bệnh nhân có thể hình thành từng mảng trắng lớn nhưng không lan quá nhiều.

  • Giai đoạn nhẹ

Các mảng trắng hay đốm trắng bắt đầu lan rộng. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa lan rộng quá ½ bề mặt răng.

  • Giai đoạn nặng

Gần như toàn bộ bề mặt của răng chuyển qua màu trắng đục. Một số điểm trên bề mặt răng có thể xuất hiện các đốm màu nâu.

  • Giai đoạn nghiêm trọng

Toàn bộ men răng bị tổn thương trở nên sần sùi và xuất hiện các rãnh, lỗ sâu ở thân răng. Từ đó, răng sẽ dễ bị mẻ vỡ, nhạy cảm và không thể khôi phục lại được hình dạng ban đầu.

Các đốm nhỏ trắng đục xuất hiện trên bề mặt răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các đốm nhỏ trắng đục xuất hiện trên bề mặt răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Biến chứng của răng nhiễm fluor

Tình trạng răng nhiễm màu fluor có thể gây ra các biến chứng như:

  • Làm giảm thẩm mỹ của răng, ảnh hưởng tới sự tự tin và giao tiếp của người bệnh
  • Làm giảm khả năng ăn nhai, gây khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Làm giảm khả năng phòng ngừa sâu răng; gây ra các bệnh lý khác như viêm lợi, viêm nha chu,…
  • Làm giảm khả năng phát triển của xương hàm
Tình trạng nhiễm fluor sẽ làm giảm khả năng phòng ngừa sâu răng và gây ra các bệnh lý khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tình trạng nhiễm fluor sẽ làm giảm khả năng phòng ngừa sâu răng và gây ra các bệnh lý khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa răng nhiễm fluor

4.1. Phương pháp điều trị răng nhiễm fluor phổ biến

Nếu bạn đã và đang gặp phải tình trạng này, bạn không nên quá lo lắng. Bởi vì có một số phương pháp điều trị có thể giúp bạn khắc phục. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc

Đối với những trường hợp mới chớm hoặc nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa canxi hoặc vitamin D. Nhằm hỗ trợ tăng cường khoáng chất cho men răng và làm giảm sự xốp của men răng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem đánh răng có chứa thành phần làm trắng răng như peroxide hoặc carbamide. Các sản phẩm này sẽ giúp bạn làm giảm sự nhiễm màu của men răng.

  • Phương pháp thẩm mỹ nha khoa

Với các trường hợp nhiễm màu nặng hay nghiêm trọng, bạn sẽ không thể khôi phục hàm răng bằng thuốc. Vì men răng lúc này đã bị tổn thương nghiêm trọng. Bạn có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ nha khoa. Ví dụ như tẩy trắng răng, phủ composite, dán sứ veneer, bọc răng sứ, cấy ghép implant,… Các phương pháp này sẽ giúp bạn tạo lại hình dáng và cải thiện màu sắc cho răng. Tuy nhiên, chi phí thực hiện của những phương pháp hiện đại khá cao và cần thực hiện bởi chuyên gia nha khoa uy tín. 

Bạn có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ nha khoa để cải thiện tình trạng nhiễm fluor (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ nha khoa để cải thiện tình trạng nhiễm fluor (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Biện pháp ngăn ngừa 

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Kiểm tra hàm lượng fluor có trong nguồn nước uống

Bạn chỉ nên sử dụng nguồn nước có hàm lượng fluor an toàn và đảm bảo. Nếu không thể chắc chắn về chất lượng nước, bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc nước hoặc nước đóng chai.

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có chứa fluor 

Bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của nha sĩ. Đối với trẻ em, bạn không nên cho các bé uống thuốc có chứa fluor hoặc chỉ uống theo liều lượng được khuyến cáo.

  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng phù hợp

Bạn nên chọn mua kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi và có hàm lượng fluor an toàn. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên cho bé sử dụng một lượng kem nhỏ bằng hạt đậu. Đồng thời, các bé cũng không nên dùng kem đánh răng có chứa fluor. 

  • Cải thiện chế độ ăn và hạn chế thực phẩm công nghiệp hóa có chứa fluor

Một số thực phẩm như bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt,… sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng răng bị nhiễm màu fluor. Do đó, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cần tăng cường ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất. 

  • Thực hiện chăm sóc răng miệng hằng ngày và đúng cách

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày. Bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mỗi khi ăn xong. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi thăm khám nha khoa định kỳ (6 tháng/1 lần).

Bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng hằng ngày và đúng cách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng hằng ngày và đúng cách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Cách tạo thói quen đánh răng cho bé: 9 mẹo giúp bé yêu thích

5. Kết luận

Răng nhiễm fluor không chỉ là tình trạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng. Do đó, bạn nên lưu ý tới dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. 

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh HCM: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

phone