Bạn có biết viêm nướu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, nhưng thường bị bỏ qua hoặc chủ quan không điều trị? Bệnh lý này sẽ mang đến cho bạn những phiền toái như chảy máu, sưng tấy, hôi miệng,.. Không chỉ vậy, chúng còn có thể gây nên một số biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm. Vậy thì viêm nướu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp ngăn ngừa ra sao? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Viêm nướu răng là gì?

1.1. Khái niệm

Viêm nướu răng (còn gọi là bệnh viêm lợi) là tình trạng nướu bị kích ứng do mảng bám. Mảng bám thường là lớp màng bao gồm thức ăn thừa, vi khuẩn, tế bào chết và nước bọt bám vào bề mặt răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ kịp thời thì chúng sẽ cứng lại và hình thành vôi răng. Từ đó, men răng sẽ bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Tình trạng viêm này còn là giai đoạn khởi phát của bệnh lý viêm nha chu. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm nặng và thường xuất hiện ở xương hàm, túi nha chu hay dây chằng. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương, tụt lợi,…

Viêm lợi là tình trạng nướu bị kích ứng do mảng bám và là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Viêm lợi là tình trạng nướu bị kích ứng do mảng bám và là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1.2. Các trường hợp viêm nướu răng

  • Viêm nướu răng mảng bám

Đây là trường hợp nhẹ nhất và có thể điều trị đơn giản. Với trường hợp này, nướu của bạn sẽ bị sưng tấy, dễ chảy máu và mềm. Để cải thiện tình trạng viêm nướu, bạn nên vệ sinh răng miệng và lấy cao răng thường xuyên.

  • Viêm nướu răng khôn

Trường hợp viêm nướu răng khôn xảy ra khi răng khôn đang mọc ra hoặc răng khôn bị lệch hướng. Điều này khiến phần nướu ở phía sau răng khôn bị che khuất bởi một lớp lợi, gọi là lợi trùm. Lợi trùm có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm cho nướu quanh răng khôn. Vì vậy, bạn cần thăm khám nha khoa sớm nhất có thể.

  • Viêm nướu răng có mủ

Đây là tình trạng tủy răng hay nướu bị vi khuẩn tấn công và tạo nên ổ mủ ở cuống răng, lợi hoặc xung quanh chân răng. Nếu không phát hiện sớm, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng của bạn. Đồng thời, tình trạng có mủ có thể phát triển thành bệnh lý viêm nha chu.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm nướu răng

2.1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nướu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nướu là các mảng bám và vôi răng trên răng. Bởi vì các mảng bám trên răng thường chứa hàng triệu vi khuẩn có khả năng tiết ra chất độc. Điều này gây kích ứng cho nướu, làm cho nướu sưng và chảy máu. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng khiến bạn mắc phải tình trạng này. Ví dụ như:

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Sử dụng rượu, bia hoặc thuốc lá
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật,…)
  • Không bổ sung và mất cân bằng dinh dưỡng
Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý viêm nướu răng

Viêm nướu có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào và ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì vậy, rất nhiều người không nhận ra mình bị bệnh. Điều này làm cho bệnh ngày càng trở nặng và điều trị khó khăn hơn. Bạn nên lưu ý tới một số dấu hiệu sau đây để phát hiện sớm tình trạng viêm nướu:

  • Nướu sưng và dễ chảy máu khi chăm sóc răng miệng hoặc ăn uống
  • Nướu bị lùi xuống và để lộ phần gốc răng
  • Nướu bị thâm tím hoặc có màu xanh lá cây
  • Răng bị dịch chuyển vị trí hoặc lung lay
  • Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu
  • Cảm giác đau nhức hay khó chịu khi ăn nhai
  • Các túi nha chu giữa răng và nướu có thể có máu hoặc mủ
  • Xuất hiện các vết loét nhỏ ở nướu khi bị viêm nặng

Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên đi thăm khám nha khoa sớm nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nướu sưng và dễ chảy máu khi chăm sóc răng miệng hoặc ăn uống (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nướu sưng và dễ chảy máu khi chăm sóc răng miệng hoặc ăn uống (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Ảnh hưởng của viêm nướu răng tới sức khỏe

Viêm nướu có nguy hiểm không là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc. Viêm nướu không phải là một bệnh lý đơn thuần. Sau đây Radon Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn những ảnh hưởng của viêm nướu đến sức khỏe:

3.1. Ảnh hưởng của viêm nướu đến tình trạng răng miệng

Nếu không được điều trị sớm, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu và gây ra các biến chứng:

  • Túi nha chu

Túi nha chu là các khe hở giữa nướu và răng do nướu teo rút và xương hàm bị tiêu. Đây là nơi tích tụ của các mảng bám và vi khuẩn.

  • Tiêu xương ổ răng

Đây là tình trạng xương hàm bị phá hủy do vi khuẩn xâm nhập. Tiêu xương ổ răng sẽ khiến răng mất đi sự ổn định và dễ lung lay.

  • Mất răng

Mất răng chính là hậu quả cuối cùng của bệnh viêm nha chu khi các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy toàn bộ. Răng sẽ không còn được giữ chắc trong ổ răng và có thể tự rơi hoặc nhổ bỏ.

Mất răng là kết quả cuối cùng nếu người bệnh không điều trị viêm lợi kịp thời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mất răng là kết quả cuối cùng nếu người bệnh không điều trị viêm lợi kịp thời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Ảnh hưởng của viêm nướu đến sức khỏe tổng thể

Viêm nướu chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh lý khác. Điều này là do vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào máu và lan truyền tới các cơ quan khác trong cơ thể. Một số ảnh hưởng có liên quan tới viêm nướu là:

  • Bệnh tim mạch

Viêm nướu có thể làm tắc nghẽn các động mạch và gây ra vấn đề cho tim hay mạch máu. Người bị viêm nướu có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần so với người khỏe mạnh.

  • Bệnh tiểu đường 

Viêm nướu có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm khả năng điều hòa insulin của cơ thể. Hơn nữa, người bị tiểu đường cũng dễ mắc phải viêm nướu do hệ thống miễn dịch suy yếu và lượng máu giảm.

  • Bệnh ung thư

Một số vi khuẩn gây viêm nướu có thể gây nên tình trạng biến đổi gen trong các tế bào. Từ đó, bệnh lý làm chúng trở nên bất thường và phát triển thành khối u ác tính. Điều này khiến người bị viêm nướu có nguy mắc phải bệnh ung thư vòm họng hay ung thư dạ dày. 

  • Bệnh khớp

Các vi khuẩn viêm nướu có thể xâm nhập vào khớp thông qua đường máu. Do đó, viêm nướu có khả năng làm tăng nguy cơ và làm trầm trọng hơn bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một loại viêm khớp mãn tính gây đau nhức và sưng tấy. 

Viêm lợi có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm khả năng điều hòa insulin của cơ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Viêm nướu có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm khả năng điều hòa insulin của cơ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại thiết bị chăm sóc răng miệng tốt nhất 2023

4. Biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm nướu răng

Viêm nướu là bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị đơn giản. Tùy vào mức độ của bệnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

4.1. Thăm khám tại phòng khám định kỳ

Tại đây, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán mức độ viêm của bạn. Qua đó, họ có thể xác định và lập kế hoạch điều trị phù hợp. Đối với giai đoạn nhẹ, nha sĩ có thể làm sạch răng bằng cách lấy cao răng, xử lý các vết loét (nếu có). Đối với giai đoạn nặng, họ sẽ thực hiện các phương pháp như cắt bỏ túi nha chu, cấy ghép răng, ghép nướu,…

Khi tới phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán mức độ viêm của bạn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Khi tới phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán mức độ viêm của bạn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Điều chỉnh bữa ăn và chế độ dinh dưỡng

Nếu bị viêm nướu, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và thực phẩm chứa axit lactic. Điều này sẽ hỗ trợ bạn tăng cường đề kháng và sức khỏe cho bản thân. Nước chanh và gừng cũng giúp bạn chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh các thực phẩm trên, khi bị viêm nướu răng bạn không nên ăn gì? Khi bị viêm nướu, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng chất kích thích hay caffein. Ngoài ra, thức ăn quá nóng hay lạnh cũng khiến nướu của bạn dễ bị kích ứng và sưng tấy. 

4.3. Chăm sóc răng miệng kỹ càng

Để ngăn ngừa viêm nướu hiệu quả, bạn nên tuân thủ theo các bước chăm sóc thông thường. Bạn cần đánh răng thường xuyên, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa. Nhằm loại bỏ mảng bám, đánh bay vu khuẩn và bảo vệ răng miệng. Bạn cũng nên đi thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần.

Bạn cần đánh răng thường xuyên, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để ngăn ngừa viêm lợi (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn cần đánh răng thường xuyên, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để ngăn ngừa viêm lợi (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Viêm nướu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Bạn nên chú ý đến những dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh lý nha khoa này.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. 

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh HCM: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

phone